Lưu ý khi ăn củ sắn mà không phải ai cũng biết!

08/03/2020
4938
Mục lục

Củ sắn giàu chất xơ, vitamin C nên giúp làm giảm được lượng cholesterol có trong máu. Các chất chống oxy hóa trong loại trái cây này cũng hỗ trợ kháng viêm, giúp trái tim luôn khỏe mạnh. Dẫu vậy, nếu củ đậu ăn sai cách thì chúng gây ra những hậu quả khôn lường!

**Đặt trái cây hộp củ sắn cắt sẵn giao tận nơi tại đây

1. Tìm hiểu về cây sắn, củ sắn

- Nguồn gốc, xuất xứ

Củ sắn hay còn gọi là củ đậu ( theo cách gọi người miền Trung, miền Bắc)

Cây sắn có nguồn gốc từ Trung Mỹ, cụ thể là Mexico, chúng được trồng nhiều ở châu Á, Trung Quốc và cả Việt Nam.

**Xem thêm: Menu trái cây tươi bánh ngọt giao hàng tận nơi

Nếu có giàn và được trồng trong điều kiện thích hợp thì củ sắn có thể cao đến 5m. Lá dạng kép với 3 chét hình tam giác. Hoa củ sắn có màu tím nhạt, ra hoa vào tháng 4,5. Củ do rễ phình to tạo thành, có thể nặng đến 20kg và dài 2m. Vỏ củ dễ tách, màu vàng, mỏng như giấy, ngược lại phần ruột trắng kem như quả lê.

- Chế biến và sử dụng

Củ sắn có vị ngọt, chúng ăn sống ngon hơn khi chấm với muối ớt hoặc muối chanh. Bên cạnh đó, chúng còn được chế biến thành các món xào, súp.

Trong các bữa tiệc teabreak, gần như không thiếu củ đậu. Chúng được cắt thành từng miếng hình tam giác vừa miệng. Vị thanh mát đủ sức hấp dẫn những ai ăn lần đầu tiên. Đặc biệt là vào những ngày hè cận kề thì sức tiêu thụ củ sắn tăng nhanh.

Hiện nay trên thị trường, củ sắn có giá khoảng 10.000 – 15.000đ/kg và có hầu khắp các chợ lớn nhỏ, siêu thị.

- Bảo quản củ sắn tươi

Vỏ của củ sắn dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Củ sắn khi đào lên bị gãy hay có xây xước cũng rất nhanh bị thối.

Việc chuyên chở không cẩn thận khiến cho củ sắn không được nguyên vẹn, thì tỷ lệ củ có thể bảo quản lâu dài chỉ đạt 30%.Sắn mất nước nhanh do khuếch tán, chảy nhựa ra khỏi gốc.

Hoạt động hệ fecmen trong củ sắn mạnh, cũng phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ không lý tưởng thì chúng khiến cho chất dinh dưỡng giảm mạnh. Do đó, chúng ta sẽ có những phương pháp bảo quản như sau:

**Xem thêm: Những món ăn từ dưa gang giải nhiệt cực tốt!

+ Những vết thương, vết gãy củ sắn cần bọc lại bằng lớp nilon để tránh vi khuẩn xâm nhiễm. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 30-40 độ c, độ ẩm 85% và thời gian tối đa 8 ngày.

+ Chôn vùi sắn dưới đất hay cát: Nền đất không quá cao, không đọng nước, xếp từng hàng xen kẽ nhau. Mặt trên cùng phủ lớp dày 10-15cm, giữa các lớp là 5-7cm. Phương pháp bảo quản này có thể giữ cho sắn tươi lên tới 45 ngày. Một số nơi có thể giữ đến 12 tháng.

+ Chôn sắn dưới rơm: Cách làm tương tự như chôn dưới đất cát. Tuy nhiên, chúng không bảo quản được lâu, củ sắn khi đưa vào chôn cần đảm bảo nguyên liệu. Khi một củ sắn bị thối thì chúng sẽ lây lan rất nhanh.

+ Chôn với mạt cưa: Sau khi thu hoạch sắn xong thì vùi vào mạt cưa ẩm, đựng trong thùng gỗ, giữ độ ẩm mạt cưa khoảng 50%. Nếu quá âm thì củ nhanh bị hư thối, còn nếu khô quá thì vết thương trên củ sắn khó lành và làm mồi hỏng nhanh hơn.

2. Củ sắn mang đến những tác dụng gì?

Cụ thể trong 100g củ đậu có chứa:

  • Nước: 60g
  • Năng lượng: 152 đơn vị calo
  • Chất đạm: 1,1g
  • Chất béo: 0,2g
  • Chất bột đường: 36,4g
  • Chất xơ: 1,5g
  • Canxi: 25mg
  • Magie: 4mg
  • Kali: 394 mg
  • Các thành phần vitamin B1,B2, B5, PP, C, E, beta carotene

Như vậy, chúng mang đến nhiều lợi ích như:

- Cải thiện được hệ tiêu hóa

Trong củ sắn chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cực kỳ cao là oligofstallose inulin – loại này ngọt, không chuyển hóa thành đường đơn nên tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, với một số người bệnh tiểu đường, củ sắn là loại trái cây tuyệt vời khi chúng ta có thể ăn được một loại thực phẩm vị ngọt mà không phải lo lắng có sự thay đổi, chuyển hóa đường trong máu.

- Tăng cường sức đề kháng

Ăn 100g củ sắn mỗi ngày sẽ đáp ứng được khoảng 40% hàm lượng axit ascorbic hằng ngày trong cơ thể. Nghĩa là củ sắn chứa một lượng lớn vitamin C. Đây cũng là một thành phần không thể thiếu để kích thích tế bào bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại các căn bệnh khác nhau.

Đặc biệt, củ sắn còn giúp chống lại ung thư, bệnh tim bằng cách vô hiệu hóa tế bào gốc tự do trong khi chúng chuyển hóa.

**Xem thêm: Đu Đủ - Loại quả đậm chất dân dã của người dân Việt Nam

- Kháng khuẩn tốt

Củ sắn chứa nhiều vitamin B6 hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, phá vỡ liên kết protein thành năng lượng có thể sử dụng được. Bên cạnh đó, chúng hỗ trợ chức năng thần kinh, hình thành tế bào máu đỏ, chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.

- Tốt cho bà bầu

Mẹ bầu ăn củ sắn với lượng vừa phải có thể ngăn ngừa được bệnh trĩ. Căn bệnh này thực sự là nỗi ám ảnh với bất kỳ mẹ bầu nào, do đó hãy tăng cường lượng chất xơ nạp vào cơ thể với củ sắn nhé. Vị ngọt mát, thanh nhiệt còn giúp mẹ có được cảm giác ăn uống ngon hơn.

- Giảm thâm nám da

Một trong những tác dụng của củ sắn khiến chị em thích thú đó là làm sáng và trắng da. Hàm lượng nước củ sắn nhiều nên làm cho làn da lúc nào cũng tươi mịn, căng bóng. Từ đó, loại bỏ các vết thâm nám, da không đều màu.

Các bạn gái có thể làm mặt nạ dưỡng ẩm từ củ đậu và tẩy tế bào chết. Sử dụng 2 lần/ tuần, trong khoảng 20 phút sẽ nhận thấy rõ hiệu quả mà nó mang lại.

3.Tác dụng của củ sắn đối với bà bầu

1. Tốt cho xương và răng

Củ đậu rất giàu canxi và phốt pho. Đây là hai khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Do đó, bà bầu ăn củ đậu sẽ tránh được nguy cơ bị loãng xương và các bệnh về nha khoa như sâu răng. Lợi ích của của sắn không chỉ giúp xương và răng mẹ chắc khỏe mà còn giúp hệ xương của bé vững chắc.

2. Trị ốm nghén

Thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước; 4,51% đường glucoza; 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho mẹ bầu bị ốm nghén. Những mẹ bầu bị ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn. Với loại củ này, chắc chắn mẹ sẽ không chê mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.

3. Tác dụng làm đẹp

Do có chứa nhiều nước nên mẹ bầu ăn củ sắn thường xuyên còn giúp duy trì độ ẩm của làn da. Bà bầu ăn củ đậu tươi, rửa sạch, gọt vỏ, thái thành những lát mỏng để thoa hay đắp hằng ngày lên da giúp da luôn mịn màng, tránh nứt nẻ. Đây được xem là lợi ích của củ đậu được dùng thường xuyên nhất ở mẹ bầu.

Do có chứa nhiều nước nên mẹ bầu ăn củ sắn thường xuyên còn giúp duy trì độ ẩm của làn da.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Củ đậu là một trong những loại củ có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các triệu chứng thai kỳ thường gặp. Điển hình như: táo bón, trĩ và tiêu chảy. Không những vậy, lượng chất xơ này còn rất hữu ích trong việc duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.

5. Giàu vitamin C

Lợi ích của củ sắn là rất giàu vitamin C. Có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại một số bệnh thông thường.

Ngoài ra, vitamin C còn có ích trong việc giúp răng, xương và da khỏe mạnh. Đặc biệt, bà bầu ăn củ đậu còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Do đó, thực phẩm này thường được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu có nồng độ cholesterol trong máu cao.

6. Giàu sắt

Hàm lượng chất sắt trong củ đậu cũng rất cao. Phụ nữ mang thai luôn cần bổ sung chất sắt để tạo các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Do đó, bà bầu ăn củ đậu thường xuyên sẽ ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đây được xem là lợi ích của củ sắn tốt cho cả mẹ và bé.

4. Những lưu ý khi ăn củ sắn bạn cần biết

Ít người biết đến công dụng của củ sắn đó là tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giúp cho sự co bóp của dạ dày tốt hơn, trị chứng đi ngoài ra máu...Thế nhưng, nếu bạn sử dụng không đúng cách thì chúng không những không mang lại lợi ích gì về sức khỏe mà còn gây ra tác dụng ngược.

Một số bạn ăn nhiều củ đậu để giảm cân nên không có điểm dừng, và ăn nhiều hơn để tránh đói. Sự thật nếu như ăn quá nhiều củ đậu đến mức no căng dạ dày thì sẽ bị giãn ra. Khi đó, dịch trong dạ dày tiết nhiều hơn và quá trình giảm cân càng khó khăn với bạn.

Củ đậu không cung cấp đủ dinh dưỡng trong một ngày của bạn. Do đó, đừng lạm dụng nó và khiến cho bản thân thiếu chất, cơ thể mệt mỏi và không thể tập trung. Hơn thế nữa, việc ăn nhiều gây hại dạ dày làm cho cơ thể suy yếu dần.

**Xem thêm: Uống nước ép chanh leo hoặc chanh dây thế nào để không tự “giết mình”

Một số thành phần khác của củ đậu như hạt, lá chứa tephrosin, rotenone là chất độc nguy hiểm khiến cơ thể co giật, đau bụng, suy hô hấp, trung độc. Do đó, bạn cần lưu ý chỉ chỉ ăn củ đậu, không ăn những thành khác của cây và có cách ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến sắn khác

5. Ăn sắn khi đói có sao không?

Sắn có chứa nhiều khoáng chất sẽ giúp bạn có thêm năng lượng khi đói. Giúp bạn hồi phục thể trạng nhanh chóng. Mỗi khi mệt mỏi, ăn một miếng sắn ngọt mát hay nước ép củ sắn sẽ giúp bạn khỏe khoắn hơn nhiều.

Tuy nhiên, hãy lưu ý đến cách ăn mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên để có được sức khỏe một cách tốt nhất nhé.

6. Ăn củ sắn giảm cân như thế nào?

Củ sắn ngọt dễ ăn, thường được dùng để thay thế cho khoai lang hay cơm. Một số chị em sử dụng sẵn cho bữa ăn kiêng để giảm cân.

Thực phẩm này được đánh giá chứa ít calo nên cực kỳ quan trọng với người muốn giảm cân. Nhưng không vì thế mà chúng ít chất dinh dưỡng hay thiếu xơ khiến bạn bị đói.

Trong mỗi 100g củ đậu chỉ chứa 35 đơn vị calo. Dù là một món ăn nhẹ nhưng cũng đủ để làm giảm sự thèm ăn của bạn. Kiềm chế ham muốn ăn uống mà không tăng cân.

Với tình trạng kháng insulin – nguyên nhân chính gây béo thì thì cũng có thể được kiểm soát khi bạn ăn củ sắn. Nghiên cứu này đã được thực hiện bởi một bác sĩ vào năm 2016. Và kết quả là củ đậu làm tăng độ nhạy cảm insulin, giảm lượng đường trong máu và cuối cùng là giảm được trọng lượng cơ thể của bạn. Vậy, ăn củ sắn có thể giảm cân rất hiệu quả nhé bạn,

Một số công thức giảm cân với củ sắn:

- Ăn trực tiếp củ sắn

Nếu như bạn quá bận rộn và chẳng có nhiều thời gian để chế biến các món ăn cầu kỳ với củ sắn thì có thể chuẩn bị củ sắn và ăn trực tiếp thay cho loại trái cây tráng miệng khác.

Ngoài ra, chúng cũng rất thích hợp dùng trong các bữa phụ. Có thể giải khát, cứu đói rất tốt.

- Nước ép củ sắn

Củ sắn khi mua chọn củ tươi, không bị dập nát hay thối bên ngoài. Gọt bỏ phần vỏ, rửa sạch dưới vòi nước. Dùng dao để cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó cho vào máy ép hoa quả để ép lấy nước. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố đều được, tuy nhiên cần lọc bỏ bã kỹ trước khi trước.

Sau khi có được cốc nước ép ngon lành, hãy uống luôn bạn nhé. Uống nước ép trước bữa ăn chinh khoảng 30 phút sẽ giảm cơn thèm ăn và giúp bạn gái giảm cân tốt hơn.

- Salad củ sắn, cà rốt

**Xem thêm: Dưa hấu không những không nóng mà còn rất tốt cho sức khỏe!

Củ cà rốt gọt bỏ vỏ và thái mỏng. Củ sắn cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hình sợi nhỏ.

Làm nước sốt như sau: 2 thìa nước cốt chanh, muối tinh, tương ớt.

Cho củ đậu và cà rốt, thêm chút rau thơm cho vào tô. Sau đó, cho nước sốt lên trên và trộn đều. Tùy theo khẩu vị của bạn mà cho nước sốt nhiều hay ít, mặn hay nhạt. Cuối cùng, rắc một chút hạt tiêu và lạc rang lên trên.

- Củ sắn cuốn tôm

Củ sắn mang đi rửa sạch, thái chỉ rồi trộn qua với muối hạt. Tôn đem bóc vỏ, bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm. Tiếp theo, cho củ đậu và tôm vào nồi hấp chín. Để bánh tráng trải ra bàn, cho củ đậu kèm theo một con tôm vào trung, cuộn tròn chúng lại rồi dùng hành lá đã chần qua nước sôi buộc lại. Vậy bạn đã có được món ăn ngon nghẻ rồi.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn được phần nào. Nếu cần đến những bữa tiệc teabreak hấp dẫn với củ sắn và những loại trái cây thơm ngon khác thì đừng chần chừ liên hệ cho chúng tôi nhé.

7.Giá củ sắn hiện tại

Hiện nay giá củ sẵn dao động trong khoảng từ 8-15k/kg tuỳ mùa vụ nhé mọi người