Tìm hiểu những công dụng và lợi ích của mít Thái với sức khỏe
Mít Thái còn gọi là mít siêu sớm vì chỉ trồng 1 năm là cây cho trái . Mít Thái cho trái to, mỗi trái nặng từ 7 - 20 kg, có những trái trên 20 kg. Tính bình quân mỗi gốc mít Thái cho khoảng 100 kg/năm. Mít Thái Changai có nhiều loại như da xanh, da vàng, múi vàng lợt, vàng sậm.
Giống mít Thái cho quả quanh năm, hết lứa quả chín đến lứa non. Thịt quả vàng đậm, ít xơ, ráo nước, vị ngọt đậm và thơm dịu. Nhờ vậy mà đầu ra của sản phẩm mít thái changai lúc nào cũng đắt hàng.
***Xem thêm: Menu các loại bánh ngọt và trái cây tươi giao hàng tận nơi
1.Công dụng của mít thái
Trong mít thái chứa hàm lượng chất xơ cao và dưỡng chất quan trọng như Vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin D. Đặc biệt, mít không chứa chất béo và cholesterol xấu. Vậy những công dụng mà mít mang lại cho cơ thể đó là:
- Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong mít thái nhiều nên giúp tiêu hóa tốt hơn. Chúng không gây đau dạ dày ngay cả khi bạn ăn thường xuyên. Bên cạnh đó, mít góp phần bảo vệ ruột bằng cách loại bỏ thành phần gây bệnh.
- Tốt cho da, mắt
Vitamin A có trong mít duy trì thị lực rất tốt, giúp chống lại bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong mít giúp làn da luôn tươi tắn, khỏe đẹp hơn.
- Tốt cho cơ bắp, hệ thần kinh
Trong quả mít chứa hàm lượng vitamin B1 cực kỳ quý giá để giúp cho sợi cơ và hệ thần kinh tốt hơn. Do đó, ăn mít nhiều không những tốt cho thể chất mà còn là tinh thần.
- Giúp xương luôn khỏe mạnh
Ăn mít được khuyến nghị để bổ sung canxi cho xương chắc khỏe hơn. Vitamin C và magie trong mít còn giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả nhất.
***Xem thêm: Xoài keo trông hấp dẫn, vậy bạn đã biết làm xoài lắc đường phố đúng điệu chưa?
- Phòng ngừa bệnh ung thư
Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa, phytonutrients cùng hàm lượng vitamin C cao nên phòng ngừa được bệnh ung thư như ung thư da, ung thư vú, ung thư dạ dày. Chúng làm phục hồi các tết bào bị tổn thương và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn mít còn thực sự có kích khi chúng có thể làm giảm huyết áp, giảm hen suyễn, phòng thiếu máu, chứng đông máu. Do đó, hãy luôn chuẩn bị những quả mít thật tươi ngon trong gia đình bạn nhé.
2. Ăn mít thái nhiều có mập không
Hàm lượng chất xơ trong mít cao lại không chứa chất béo nên khiến bạn ăn mau no, lâu đói hơn.Các khoáng chất trong mít như Vitamin C, kali, sắt, vitamin A còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đào thải nhanh chóng. Nhờ đó, ăn mít không những không gây béo mà còn giảm cân hiệu quả. Tất nhiên, bạn cũng phải có cách ăn đúng đắn thì mới có thể giảm cân được.
+ Uống 1 cốc sinh tố, nước ép mít mỗi ngày, sử dụng trước hay sau khi ăn 1h để vừa cung cấp năng lượng, lại hạn chế nạp thực phẩm khác.
+ Mít xanh sẽ tốt cho giảm cân hơn là mít chín. Hãy chế biến nó đa dạng thành các món ăn như kem mít, mít non trộn, gỏi mít, mít kho...để thay đổi khẩu vị nhé.
Dưới đây là hướng dẫn một số món ăn giúp giảm cân hiệu quả với mít:
- Chè mít
Nguyên liệu cần có: 200g mít, bột sương sáo, bột năng, bột rau câu, củ dền, lá dứa, sữa tươi, nước cốt dừa, đường, sữa đặc.
Cách thực hiện: Xé mít thành những sợi dài. Củ dền xay lấy nước, đun sôi rồi trộn với bột năng, nhào thành trân châu đỏ. Cho trân châu vào đun đến khi nổi lên thì vớt ra, cho vào nước lạnh để chúng không bị dính.
***Xem thêm: Mận An Phước - loại trái cây không thể thiếu trong nhiều gia đình!
Lá dứa xay nhuyễn. lọc lấy nước nấu cùng rau câu để tạo màu xanh. Để trong tủ lạnh khoảng 1h đồng hồ cho đông lại rồi lấy ra cắt miếng vừa ăn. Nấu thạch sương sáo theo cách tương tự.
Cho sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa khuấy đều với nhau. Xếp mít, thạch, trân châu vào nồi. Đổ ra ly, cho thêm đường và đá tùy ý.
- Mít trộn bánh tráng
Nguyên liệu cần cớ: Mít non, bánh tráng, thịt ba chỉ, tôm đất, rau rau, tỏi, đậu phộng, gia vị vừa ăn.
Cách làm: Sơ chế mít, cắt thành từng miếng nhỏ và luộc chín. Tôm và thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn, ướp riêng với hành tím, bột canh khoảng 30 phút. Sau đó, cho thịt và tôm vào xào với nhau, nêm gia vị vừa ăn và chút tiêu để tăng hương vị.
Đậu phộng rang giã nhỏ, pha chén nước mắm với ớt, tỏi ,đường.
Cho hỗn hợp mít, tôm thịt vào chung với nhau, cho thêm nước mắm và nếm sao cho vừa. Cho thêm đậu phộng, rau răm vào trộn chung với nhau và thưởng thức thôi.
- Canh mít nấu thịt nạc
Nguyên liệu: Mít non, thịt nạc, lá lốt, hành tím, gia vị vừa ăn
Cách làm: Mít cắt miếng vừa ăn, rửa sạch và để ráo nước. Thịt nạc heo ướp với tiêu, muois, hành tím và một chút nước mắm.
Xào thịt cho săn lại, cho nước vào nấu cùng. Đến khi nước sôi thì cho mít vào nấu chín. Nêm thêm gia vị vừa ăn. Khi bắc nồi ra thì cho thêm lá lốt để khiến món ăn hấp dẫn hơn.
3. Ăn mít thái là nóng đúng hay sai
Dân gian thường hay cho răng: Ăn quá nhiều mít sẽ gây nóng - và đây là một quan niệm đúng.
Không chỉ mít và một số loại hoa quả ngọt vào mùa hè như xoài, đu đủ, vải, dứa đều có thể gây nóng. Và loại quả nào càng ngọt đậm, hàm lượng đường cao thì càng gây nóng nhiều.
Đặc biệt với những người có cơ địa hay bị mụn, chắp lẹo, dễ bị rôm sảy..thì không nên ăn. Nếu không khi đường trong máu tăng cao, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây ra viêm, chốc lở và rất khó để điều trị.
4.Bà bầu có nên ăn mít không
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít và nên ăn mít khi mang thai để cơ thể được khỏe mạnh và con cũng phát triển tốt hơn. Những dưỡng chất quan trọng có trong mít cung cấp cho mẹ đó là Vitamin B6, axit folic, niacin, riboflavin.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần ăn mít với lượng vừa đủ, không quá 100g/ngày. Nhai kỹ trước khi nuốt, ăn sau bữa ăn 1-2 tiếng, tránh ăn vào buổi chiều tối và khi bụng đang đói. Mít chứa hàm lượng đường cao nên khi ăn quá nhiều mẹ dễ bị thừa cân. Hàm lượng chất xơ cao cũng khiến bà bầu dễ đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
***Xem thêm: Cam Xoàn: Vua Của Các Loài Cam Cùng Giá Trị Dinh Dưỡng Tuyệt Vời
Trường hợp mẹ bầu không nên ăn mít đó là mẹ bầu bị tiểu đường, mẹ bầu béo phì, dị ứng với trái cây, rối loạn đông máu bởi nếu không sẽ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ.
Để tăng sự phong phú cho vị giác thì mẹ cũng có thể trộn mít với yến mạch hay sữa chua.
Lưu ý với một số người đang muốn mang thai thì hạn chế ăn mít, bởi chúng có thể gây ức chế, giảm ham muốn tình dục.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn mít gây sảy thai. Nhưng mẹ bầu nên biết cân bằng, ăn với lượng vừa đủ để “lợi đủ đường”
5.Trẻ em ăn mít có tốt không
Mít giàu chất dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin C, canxi, Sắt, Magie, Riboflavin, Magnesium, sắt...cực kỳ tốt cho sự phát triển toàn diện của bé. Chẳng hạn, bé có thể tránh được những bệnh về đường ruột, cải thiện thị giác, tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên, mít có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rôm sảy, bé cũng bị mụn nhọt gây khó chịu trên da. Vậy cách ăn tốt nhất đó là khi bé 7-9 tháng tuổi, mẹ xay nhuyễn 2 múi mít cho bé ăn dặm. Khi bé 2-3 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn nhiều hơn những không vượt quá 100g/ngày.
Mẹ nên cho bé ăn mít đúng mùa để bé có thể tận hưởng mùi vị thơm ngon nhất. Cho bé ăn kèm sữa chua, sữa tươi, đường hay làm sinh tố mít. Bên cạnh đó, mẹ có thể sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn hơn với mít như: Mít dừa nạo, mít mật ong và chuối, thạch mít, xôi mít cho bé thích thú.
6.Nhận biết mít thái với mít nội địa
Mít thái có ưu thế về năng suất, cho trái sớm hơn mít thuần Việt. Theo đó, sau khi cấy trồng cho thu hoạch quả sớm nhất sau 12 tháng và chậm nhất là 18 tháng.
Cây mít thái phát triển nhanh, thích ứng được với mọi điều kiện môi trường. Cuống lá to, sai quả, mỗi quả nặng từ 6 - 10kg. Một số quả siêu to có thể đạt 15kg. Mít thái cho quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, lại có những hoa đang phát triển thành quả. Múi mít thái vàng đậm, giòn, ít xơ, vị ngọt đậm và ráo nước. Mỗi cây trưởng thành cho từ 100-150 quả đến khi kết thúc vòng đời của nó.
Mít Việt Nam cũng chịu được khô hạn, thời tiết xấu như mít Thái. Quả mít to, có mùi thơm và giòn. Phần lá có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi và thân lấy gỗ. Mặc dù dễ trồng, ít chăm sóc, cho năng suất cao nhưng thời vụ chậm hơn mít thái hoảng 6 tháng.
Mít thái có quả thuôn ngắn, màu vàng tươi. Còn mít thuần Việt thuôn dài màu xanh vàng. So về chất lượng thì mít Việt được đánh giá cao hơn. Còn mít thái phù hợp với ăn tươi, đóng hộp. Tuy vậy, chúng vẫn rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
7. Hướng dẫn chế độ ăn mít để tốt cho sức khỏe
Ăn mít ngon nhưng nếu như không nắm rõ cách ăn, bạn có thể sẽ phải gặp rắc rối về sức khỏe như khó chịu, nổi mẩn, nóng ruột…
Những người bị suy thận, thừa cân, béo phì, sức khỏe yếu, gan nhiễm mỡ, rối loạn đường máu, tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều mít, thậm chí là bỏ hẳn. Mít chứa nhiều đường nên khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Không ăn cùng lúc nhiều mít, chỉ nên ăn từ 80 - 100g mít tươi ( khoảng -5 múi). Nếu ăn quá nhiều thì lượng đường trong máu tăng cao gây nóng gan, mệt người và không tốt cho thận.
Chỉ nên ăn 1-2h sau bữa cơm. Không ăn trong khi bụng đang đói sẽ khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng. Bạn cũng không ăn vào lúc chiều tối vì hàm lượng chất xơ cao gây cảm giác khó chịu vào ban đêm khi bạn đi ngủ.
Nên ăn mít cùng một số loại hoa quả khác như táo, chuối, nho...để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. Nhai kỹ từng múi mít, bởi nếu không thì sẽ gây đau dạ dày, khó tiêu.
Một số người dễ nóng trong thì khi ăn mít, nhớ bổ sung thêm khoảng 200-300g rau xanh và 2 - 2,5l nước mỗi ngày để giúp điều hòa cơ thể tốt hơn.
Bạn có thể chế biến thành mít sấy, sữa chua mít để làm đa dạng món ăn và giúp cho việc hấp thu được tốt hơn.
Nên chọn những quả mít có cùi dày, giòn, màu vàng nhạt ( mít dai) hay múi mềm, ngọt mát ( mít mật) để có sự thưởng thức đa dạng. Chọn những quả có vỏ đều, không sâu lõm. Mít có gai to, đều nhau, không dài hay quá nhọn thì cho múi mít đều và ngon nhất.
8.Giá mít thái hiện nay
Hiện nay mít thái dao động từ 15-50k/tuỳ theo mùa vụ