Tìm hiểu công dụng,lợi ích tuyệt vời của quả sa kê

10/05/2020
8265
Mục lục

Sa kê là loại cây phổ biến tại Việt Nam, chúng có hình dáng như quả mít, và hương vị thì như quả khoai tây. Mọi người thường dùng sa kê để nấu nướng, điều trị bệnh. Cụ thể là như thế nào, tham khảo ngay bài viết này của chúng tôi nhé.

1.Đặc điểm cây sa kê

- Thông tin khoa học

  • Tên thường gọi: cây bánh mỳ, cây sa kê
  • Họ: dâu tằm (moraceae)
  • Tên khoa học: Artocarpus altilis
  • Chiều cao cây: 4-5m
  • Đường kính thân: 10-12cm
  • Nguồn gốc: Malaysia, Đông Nam Á, Thái Bình Dương

- Đặc điểm cây sa kê

Sa kê có 2 loại là có hạt và không hạt. Nếu bạn chỉ trồng để trang trí, làm bóng mát thì không cần chia giống, chọn cây con thông qua phương pháp chiết cành. Nhưng nếu trồng để làm kinh tế, hái quả thì nên trồng loại có hạt và lấy giống cây qua gieo hạt, nảy mầm.

Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao lớn nhất có thể đạt 20m. Chúng sống quanh năm, lá xanh và không bị biến đổi nhiều theo mùa. Nhìn thoáng qua thì sa kê giống với cây bàng, nhiều cành mọc ngang tạo nên tán cây rộng ,dày. Lá cây sake thuôn dài, lớn, phân ra từ 3-9 thùy, khi già thì chứng, khô, rụng đi thì để lại trên cành vết sẹo lớn.

Hoa sake dạng đơn tính, hoa cái và đực mọc xen lẫn nhau trên cây. Hoa đực nhỏ mọc thành cụm có màu vàng, mọc trước hoa cái. Hoa cái cũng có màu xanh nhưng sẽ chuyển dần sang vàng, mọc thẳng đứng. Do đó, cây thụ phấn thụ động, chủ yếu dựa vào côn trùng, ong, bướm, dơi.

Mặt trên trái sa kê xanh bóng, trong khi mặt dưới nhám hơn. Hình dáng chúng lại như quả mít. Bên trong chứa hạt, hạt nhưng lại không có múi. Sa kê thường được dùng để luộc ăn với cơm, nấu rượu, hay sấy bột. Mặc dù chúng ít calo, nhưng lại giàu carbs nên rất được ưa chuộng và xem như là loại quả có giá trị.

- Cách trồng cây sa kê

Sa kê thuộc cây thân gỗ, là loại cây nhiệt đới nên cực dễ trồng và chăm sóc. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian với loại cây này.

  • Về nhiệt độ: Lý tưởng trong khoảng 18 - 35 độ C. Chịu lạnh kém, chịu nóng lại tốt. Khi không có nhiệt độ ổn định thì cây sinh trưởng chậm.
  • Ánh sáng: Đây là loại cây ưa sáng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài điều kiện thì chúng cũng có thể trồng trong bóng râm.
  • Đất trồng: Sa kê không hề kén đất, dù ở môi trường đất nhiễm mặn, phèn chua. Nhưng dù sao muốn cho cây phát triển tốt thì bạn hãy trồng chúng ở nơi đất tơi xốp, màu mỡ nhé.
  • Độ ẩm: Cây sa kê ưa độ ẩm lớn. Thời gian đầu trồng cây thì bạn hãy cố gắng tưới nước cho nó nhé. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều muộn.
  • Bón phân: Bón lót khi trồng bằng phân hữu cơ hoặc phân lân. Bón thúc mỗi năm 2 lần trước giai đoạn ra hoa, kết quả.

***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI

**Xem thêm: Quả nhót là gì?Tìm hiểu những điều thú vị về quả nhót

2. Những tác dụng chữa bệnh của sa kê

- Vai trò đối với cuộc sống

Nhìn chung, sa kê là loại cây có hình dáng đẹp, tán rộng nên ưa thích trồng làm cây cảnh. Chúng được chưng trong sân vườn để tạo điểm nhấn, lại ra bóng mát cho biệt thự, quán cafe, bệnh viện, đường phố, khu nghỉ dưỡng.

Gỗ cây sa kê khá đặc biệt, ban đầu có màu vàng. Nhưng sau một thời gian bị oxy hóa thì chúng chuyển sang màu đen tựa gỗ mun quý giá. Vân gỗ cũng có thẩm mỹ riêng biệt nên được dùng nhiều để làm đồ nội thất.

- Vai trò đối với sức khỏe

Ở những vùng nông thôn, các mẹ hay dùng quả sa kê để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lại bổ dưỡng cho cơ thể. Dân gian thường còn lấy rễ, vỏ, lá cây để chữa nhiều bệnh liên quan đến răng miệng, huyết áp, tiểu đường, dạ dày, cụ thể như sau:

Bảo vệ da khỏi tác hại mặt trời

Trong quả sa kê chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây cũng là lá chắn để chống lại ảnh hưởng từ các tia UVB đối với làn da. Chúng giúp tăng trưởng tế bào da mới, đồng thời phục hồi tế bào tổn thương để bạn có được làn da khỏe mạnh nhất.

Sa kê tốt cho tim mạch

Nhờ có hàm lượng kali trong quả sa kê mà giúp ổn định được huyết áp, điều hòa nhịp tim bằng cách giảm thiểu sự ảnh hưởng từ natri. Chất xơ trong thịt quả còn ngăn chặn hấp thu ở ruột để giảm cholesterol xấu, nâng cao cholesterol tốt, giảm triglyceride - nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh về tim mạch.

Giảm viêm, chống nhiễm trùng

Nhờ vào hàm lượng oxy hóa dồi dào, mà sa kê giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại ảnh hưởng từ vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, chúng loại bỏ tế bào gốc tự do, chống lão hóa, các bệnh tuổi tác. Tinh chất chống viêm còn giúp cho vết thương nhanh lành, không gây đau đớn.

Nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời

Một chén quả sa kê có thể bổ sung đến 60mg carbohydrate, đây cũng là nguồn năng lượng chính để cơ thể hoạt động, phát triển. Như vậy, với những người thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao thì loại quả này đặc biệt tốt.

Hạn chế tình trạng mụn nhọt, ngứa trên da

Chiết xuất từ quả sa kê có thể làm dịu da, thông qua ức chế hoạt động gây viêm nhiễm dưới da của các enzyme. Bên cạnh đó, ngăn chặn sản xuất mạnh mẽ của oxit nitric.

Sa kê giúp tăng cường collagen

Bổ sung nước sa kê mỗi ngày giúp da sáng khỏe, săn chắc lại. Loại quả này cũng giàu vitamin C nên sẽ thúc đẩy sản sinh collagen để mang đến sự đàn hồi cho da.

Giúp nuôi dưỡng mái tóc đẹp

Vai trò này cũng phải kẻ đến hàm lượng vitamin C trong quả, giúp cho sự hấp thụ khoáng chất và dinh dưỡng cho tóc. Các axit omega-3, omega-6 giảm rụng tóc, chẻ ngọn, điều chỉnh sản xuất bã nhờn trên da đầu, giảm gàu, ngứa.

Điều trị một số bệnh về da

Ngoài mang đến một làn da đẹp cho chị em, thì sa kê còn hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như vảy nến, viêm da, eczema

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Trái sa kê giàu chất xơ nên ức chế quá trình hấp thụ đường từ thực phẩm, nhờ đó mà kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn chứa các hợp chất để gia tăng sản xuất insulin ở tuyến tụy.

Thúc đẩy tiêu hóa tốt

Phải khẳng định rằng, chất xơ trong quả sa kê vô cùng quý giá. Bởi chúng cũng có thể kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, loại bỏ các chất thải cùng độc tố ra khỏi ruột. Giảm các triệu chứng bệnh như viêm loét dạ dày, ợ chua, ợ hơi, viêm dạ dày, bảo vệ màng ngày ruột để tránh gây ung thư.

- Một số bài thuốc hay từ sa ke

  • Chữa bệnh viêm gan, vàng da: Chuẩn bị 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai tươi, 20g cỏ mực khô. Sắc lấy nước và uống trong ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Trị chứng đau răng: Dùng rễ cây sa kê rồi nấu nước ngâm và súc miệng kỹ.
  • Trị bệnh gút, sỏi thận: Chuẩn bị 100g lá sa kê già nhưng còn tươi, 100g dưa leo, 50g cỏ xước khô. Nấu thành nước uống mỗi ngày.
  • Trị tăng huyết áp: 2 lá sa kê vàng mới rụng, 50g lá rau ngót tươi, 20g chè xanh tươi. Nấu thành nước uống trong ngày.
  • Trị bệnh tiểu đường type 2: Chuẩn bị 2 lá sa kê già, 100g đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Nấu chung thành nước uống hằng ngày.

Lưu ý, bạn chỉ sắc lá sa kê uống cho những người bị viêm nhiễm, bí tiểu, phù thũng. Đối tượng khác thì nên hạn chế, bởi uống nhiều thì sẽ không có lợi, ngược lại còn gây hại cho cơ thể.

**Xem thêm: Tìm hiểu về nguồn gốc,đặc điểm và công dụng của quả lê ki ma

3. Bà bầu ăn trái sa kê được không

Sa kê là thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và em bé được khỏe mạnh. Cụ thể, những lợi ích mà mẹ nhận được đó là:

  • Tăng cường tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón khi mang thai
  • Điều hòa huyết áp ổn định, cân bằng chất điện phân, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm trầm cảm hay mệt mỏi ở người mẹ.
  • Mẹ bầu ăn sa kê có thể tránh ốm đau, cảm cúm thông thường
  • Các khoáng chất, canxi trong quả sa kê có thể giúp cho xương, răng của mẹ và bé khỏe hơn.
  • Giúp cho em bé trong bụng mẹ có sự phát triển tốt về trí não, hệ thần kinh.

Mẹ có thể nấu những món như canh sa kê sườn, bánh rán sa kê…để đổi món cho những bữa ăn nhé.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thay thế sa kê cho khoai tây nhé. Mùi vị của sa kê như khoai tây nên mẹ có thể sẽ thích đó, chúng cũng rất lành tính.

Mặc dù chứa lượng tinh bột cao, nhưng sa kê không gây hại cho sức khỏe nên mẹ bầu có thể dùng trong bữa chính, phụ đều được. Bữa ăn của mẹ sẽ đa dạng và ngon hơn nhờ sa kê.

**Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm,xuất xứ nguồn gốc của trái me

4. Ăn sa kê có mập không?

Sa kê mang đến những lợi ích cho sức khỏe, chúng chứa nguồn dinh dưỡng và năng lượng lớn. Do đó, chị em thường quan tâm đến việc liệu ăn nhiều sa kê có béo không? Hay ăn sa kê có thể giảm cân không?

Trong 100g sa kê có chứa 134,1 đơn vị calo. Hàm lượng này tuy cao hơn so với một số loại trái cây khác, nhưng không đáng kể nếu bạn bổ sung trong 1 ngày. Bên cạnh đó, sa kê lại khá giàu chất xơ nên đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng muốn giảm cân.

Lượng chất xơ này sẽ làm giảm cellulite cùng chất béo, nhờ đó cải thiện đáng kể cân năng, cũng như hạn chế năng lượng nạp vào trong cơ thể.

Như vậy, bạn có thể yên tâm ăn sa kê mà không lo lắng sẽ làm tăng cân nhé.

**Xem thêm: Tìm hiểu về lựu Việt Nam và cách phân biệt với lựu Trung Quốc

5. Những lưu ý khi ăn sa kê

Mặc dù tốt cho sức khỏe là vậy, nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều sa kê. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn tối đa 3 lần sa kê, ăn cách ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài.

Một số tác dụng không mong muốn của sa kê đó là:

  • Gây rối loạn dạ dày
  • Gây rối loạn huyết áp khi đang uống thuốc
  • Tăng nguy cơ chảy máu

Mặc dù sa kê không khó mua, tại các chợ đều rất nhiều. Nhưng hãy nhớ, mua sa kê ở nơi uy tín để được đảm bảo chất lượng bạn nhé.

Sa kê là một loại cây đa năng. Bạn có thể sử dụng để làm đẹp, làm thực phẩm ăn uống hằng ngày. Riêng với điều trị bệnh, để có được kết quả tốt nhất thì bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé. Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn được phần nào.