1001 bài thuốc hay từ bình bát: Vừa tốt cho sức khỏe lại ngon miệng!
1001 bài thuốc hay từ bình bát: Vừa tốt cho sức khỏe lại ngon miệng!
Để chế biến bình bát thành món ngon giải nhiệt mùa hè. Bạn chỉ cần những quả bình bát tươi ngon và một chút nguyên liệu, gia vị sẵn có!
1. Nguồn gốc, xuất xứ quả bình bát
- Nguồn gốc, sự phân bố
Cây bình bát có nguồn gốc từ Trung Mỹ, trồng nhiều tại các nước Mexico, Peru, Brazil.
Tại Việt Nam, Bình bát còn gọi là Na xiêm, là loại cây phổ biến ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam. Chúng ưa nước nên thường phát triển mạnh ở kênh mương, ao hồ và bờ sông. Đặc biệt, tại những vùng sông nước miền Tây Nam Bộ thì bình bát mọc rất nhiều và gần như là loài cây “hoang dại”
- Đặc điểm cây
Cây có thân gỗ nhỏ, cao 5-7m, tán lá xanh và rộng. Bình bát có thân phân thành nhiều cành nhỏ, phủ bên ngoài lớp lông mịn, trong khi các cành già thì nhẵn và không chứa lông.
Cây bình bát ra hoa vào tháng 5,6 và cho thu hoạch quả vào tháng 7,8. Quả khi còn non thì có màu xanh, mùi đặc trưng. Quả khi chín ngả vàng hoặc trắng ngà, hương thơm dịu nhẹ và bạn có thể ăn trực tiếp được.
Ngoài quả bình bát thì toàn bộ thân, hạt, rễ cây, lá đều được sử dụng để làm nguyên liệu. Bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Quả bình bát có hình trái tim, mặt ngoài có ô, thịt quả màu trắng/màu cam. Mặc dù ăn không ngon như quả mãng cầu xiêm hay na bởi vị chát, không thơm và ít ngọt. Thế nhưng, chúng vẫn rất được yêu thích bởi công dụng sức khỏe.
Bình bát quả xanh có mùi hơi nồng và không thể lẫn vào đâu được. Ngược lại khi chín thì cực kỳ hấp dẫn, những quả ánh vàng hái về bỏ hũ gạo trong 2-3 ngày là chín tươi có thể ăn được.
Do có mùi khá đặc trưng nên quả bình bát dễ thu hút côn trùng. Khi bảo quản bình bát thì hãy để nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao để không bị ẩm mốc.
Việc lựa chọn bình bát ngon cũng cần lưu ý. Tránh chọn quả quá chín, có vỏ ngoài bị xước thì khi mang về chưa kịp ăn thì nó sẽ rất nhanh hỏng.
***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI
**Xem thêm: Quả thanh trà - Loại trái cây đặc sản đến từ Vĩnh Long
2. Bình bát chữa được những bệnh gì?
Theo nguyên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền, quả bình bát điều trị được các bệnh liên quan đến phụ nữ như khí hư, phụ khoa. Chúng còn tốt cho người thiếu máu, những người mắc bệnh tiêu hóa. Đặc biệt là giải nhiệt mùa hè rất tốt.
Trong bình bát chứa cực lớn hàm lượng vitamin C có tác dụng chống lại các tế bào gốc tự do, chất chống oxy hóa để giữ gìn tuổi thanh xuân. Hay vitamin A tăng cường thị lực, làm khỏe tóc và da. Một số thành phần như vitamin B6, potassium, magie còn tốt cho hệ tim mạch, lợi tiểu, giúp tinh thần luôn thoải mái, giảm co thắt, axit ở các khớp xương.
Một số bài thuốc hay từ bình bát đó là:
- Bài 1: Trị mẩn ngứa, mề đay:
Sử dụng vài nhánh cây bình bát, bó lá dừa khô rửa sạch và để ráo được. Đốt lá dừa để tạo lửa, sau đó đặt lá bình bát ở lên trên để tạo ra khói. Người bị bệnh mề đay lúc này cởi quần áo và hơ qua trên khói, đến khi đổ mồ hôi ra ngoài thì lau khô người và mặc đồ mới.
- Bài 2: Chữa bệnh phổi
Chuẩn bị 20g thân vỏ cây bình bát thái mỏng phơi khô, sau đó hãm với nước sôi đến khi cạn. Uống trong ngày, uống liên tục đến khi thấy dấu hiệu bệnh đỡ.
- Bài 3: Chữa bệnh tiểu đường
Dùng bình bát xanh thái mỏng phơi khô (chú ý bỏ hạt). Mỗi lần đun với nước khoảng 5g để uống trong ngày. Lượng đường huyết của người bệnh sẽ duy trì ở mức ổn định.
- Bài 4: Chữa bệnh đau, nhức xương khớp
Bình bát đập dập, hơ qua lửa cho nóng rồi chườm vào vị trí đau nhức. Trong lúc chườm thì người bệnh cũng cần thư giãn để cải thiện được các cơn đau cơ và khớp.
- Bài 5: Chữa bệnh bướu cổ
Bạn cần sử dụng quả bình bát cươi, cắm xiên qua cây đũa rồi đem nướng cháy vỏ. Khi nguội thì lăn lên vùng bướu. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, trong khoảng 20-30 phút, và cứ liên tục như vậy đến khi bướu tan ra.
- Bài 6: Chữa bệnh giun sán, kiết
Bình bát quả xanh thái lát, phơi khô. Mỗi lần sắc khoảng 10g và uống thì sẽ đỡ bệnh.
- Bài 7: Bình bát làm đẹp da
Bạn lấy cùi của trái bình bát đánh nhuyễn với mật ong tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa mặt thật sạch, thấm nhẹ nhàng bằng khăn khô. Tiếp đó, đắp hỗn hợp bình bát lên da trong khoảng 30 phút làm mặt nạ. Cuối cùng, rửa mặt sạch với nước ấm và để khô tự nhiên.
- Bài 8: Bài thuốc trị bệnh phụ khoa
Các hoạt chất trong quả bình bát chín có thể ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bài thuốc dân gian thường được áp dụng nhiều đó là uống nước bình bát xanh/ăn nhiều bình bát chín. Axit ở vùng kín sẽ được cân bằng và chữa các bệnh liên quan đến phụ khoa.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây bình bát đều có những công dụng nhất định như sau:
+ Lá cây: Trị được bệnh giun sán, mụn nhọt, áp xe, lở loét
+ Quả bình bát: Chữa khí hư, tiêu chảy, bệnh lỵ, thiếu máu.
+ Vỏ cây bình bát: Dùng để trị đau nhức, đau răng
+ Hạt bình bát: Gội đầu, trị chấy rận.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc hay từ bình bát trên đây. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất nhé.
**Xem thêm: “Ứa nước miếng” với 5 cách chế biến trái cóc ngon được nhiều người ưa thích
3. Nên ăn bình bát sống hay chín?
Quả bình bát sống hay chín đều có thể ăn được. Và cách ăn, chế biến phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng bình bát để ăn trực tiếp, giải nhiệt vào những ngày hè và muốn có được hương vị ngon tự nhiên nhất thì hãy ăn bình bát chín. Còn nếu như sử dụng để làm thuốc trị bệnh, thì chọn bình bát sống, chúng sẽ dễ dàng hơn trong việc thái lát, phơi khô và chế biến thành các vị thuốc nam.
Ăn cách nào cũng tốt, tuy nhiên hãy lưu ý đến cách ăn mà chúng tôi hướng dẫn ở dưới đây nhé.
4. Bình bát có độc không? Lưu ý cách ăn
Quả bình bát có chứa chất độc, đặc biệt ở phần nhựa có thể bắn vào mắt và gây kích ứng. Trong khi sơ chế thì bạn cũng cần tránh cho da tiếp xúc với nhựa quả để không bị mẩn ngứa. Hoặc nếu như vô tình để dính vào da thì có thể dùng chanh hoặc các dung dịch chứa axit để xử lý.
Nên dùng kết hợp với các vị thuốc và thành phần khác để tăng cường hiệu quả sử dụng. Về liều lượng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không tự ý dùng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực.
Bình bát có tính hàn nên người có tỳ vị yếu không nên ăn quá nhiều. Hơn nữa, khi kết hợp với thanh long có thể gây nguy hiểm do các thành phần kỵ nhau.
Cách tốt nhất để ăn bình bát đó là ăn 1 quả/ ngày. Dầm chung với đường, sữa để không những bổ sung cho sức khỏe mà còn tăng hương vị cho món ăn.
Khi bạn muốn sử dụng bình bát chế biến thành các bài thuốc dân gian thì cũng hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
**Xem thêm: Nhãn tiêu da bò là gì - nguồn gốc xuất xứ và công dụng
5. Mẹ có được ăn bình bát khi mang thai
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn bình bát với những lợi ích không thể ngờ như:
Chống lại gốc tự do gây lão hóa, duy trì sức khỏe cho da, răng, xương và tăng cường sức đề kháng của mẹ tốt nhất.
Trong khi mang thai, mẹ thường có nguy cơ giảm thiểu thị lực. Hay khi nuôi con thì tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại dễ gây mỏi mắt. Vậy vitamin A có trong bình bát sẽ làm cho mắt mẹ tốt hơn.
Vitamin B6, chất xơ cùng thành phần khoáng chất khác rất lợi tiểu cho mẹ bầu. Mẹ cũng hạn chế được những cơn trầm cảm hay cơn co thắt khi mang thai. Đặc biệt, bệnh huyết trắng sẽ được đẩy lùi hiệu quả nhất mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải.
Bình bát là món ăn giải nhiệt tốt cho mẹ bầu, hạn chế được cơn đau nhức răng do thiếu canxi trong thai kỳ.
Loại quả này cũng chứa nhiều chất tốt cho da nên mẹ bầu hay dùng để ngăn ngừa lão hóa, tàn nhang, giúp da sáng khỏe hơn ngay trong khi mang bầu.
Tất nhiên, mẹ bầu là đối tượng dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nhất. Và với bình bát cũng vậy, hãy có những cách ăn đúng đắn nhất nhé.
6. Cách chế biến bình bát ngon không cưỡng lại
- Bình bát dầm với sữa
Nguyên liệu chuẩn bị: 3 quả bình bát to chín đều, sữa đặc, đá bào, cốc, thìa
Cách thực hiện: Bình bát rửa sạch dưới vòi nước, sau đó để ráo nước và bỏ cuống, bóc vỏ. Cho thịt bình bát vào trong cốc, lấy thìa để dầm mịn ra. Đổ sữa đặc lên bên trên và dùng thìa để đảo đều với nhau. Tùy theo khẩu vị của bạn mà cho thêm đường, sữa tùy ý. Cho bình bát dầm vào tủ lạnh, để khoảng 30 phút, sau đó lấy ra cho thêm một chút đá và thưởng thức.
- Bình bát dầm đá đường
Nguyên liệu cần có: Bình bát chín, đường, đá, cốc thìa.
Cách thực hiện: Bình bát mang rửa sạch, lau khô vỏ và tách bỏ, bỏ hạt. Cho phần thịt vào trong bát, đổ đường vào với lượng tùy ý, sau đó lấy thìa để dầm nát. Bạn đảo đều một lúc đến khi đường tan, cho thêm đá bào và tiếp tục dầm đến khi có được hỗn hợp thơm ngon. Bạn có thể ăn luôn hoặc trước đó cho vào tủ lạnh mà không cần đá. Những ngày mùa hè nóng bức, chắc chắn bạn sẽ yêu thích món ăn này.
- Kem trái cây bình bát
Nguyên liệu cần có: Bình bát chín, máy xay sinh tố, đường, khuôn làm kem, nồi, nước.
Cách làm như sau: Quả bình bát rửa sạch nhẹ nhàng với nước. Sau đó để ráo rồi lọc bỏ hạt, giữ lại phần thịt. Cho nước và đường vào nồi, đun đến khi đường cạn bớt thì chúng ta có siro đường. Tiếp theo, cho thịt bình bát và siro đường vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn cho chúng hòa quyện với nhau. Cho hỗn hợp này vào khuôn làm kem, để trong tủ đông khoảng 2-4 tiếng. Vậy là chúng ta đã có được món kem bình bát hấp dẫn rồi.
7.Giá bình bát hiện nay trên thị trường
Bình bát chín có giá bán khoảng 50.000 đồng/kg.Ngoài ra,loại quả to,đẹp hơn sẽ có giá khoảng 90.000/kg.
Bình bát thực sự là loại quả tốt cho mọi người. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn. Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người nhé!