“Ứa nước miếng” với 5 cách chế biến trái cóc ngon được nhiều người ưa thích
Cùng với xoài tượng, ổi thì cóc là loại trái cây quen thuộc của lứa tuổi học trò. Những trái cóc dầm, cóc ngâm chua cay như khiến ai cũng nhớ về thời học sinh của mình và những kỷ niệm đẹp!
1. Tại sao gọi là quả cóc hay trái cóc?
- Nguồn gốc
Cây cóc xuất hiện lần đầu tiên ở vùng Melanesia - Polynesia, sau đó mang đến trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới Mã Lai, Ấn Độ. 10 năm sau đó thì cóc mới được trồng ở các nước Trung Mỹ, Úc.
- Đặc tính sinh trưởng
Cóc thuộc loại thân cây mọc, lớn nhanh và cao khoảng 15m. Chúng phân nhánh , tỏa nhiều canh. Lá kép dài 20-40cm, vào mùa khô lá cây có màu vàng tươi và rụng xuống. Học cóc mọc thành chùm to, dài 20-30cm.
Quả cóc thuộc loại quả hạch, hình bầu dục, dài chỉ 5-7cm, rộng 3-5cm, khi quả còn xanh thì có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng nhạt. Một số giống cóc đến kỳ thu hoạch vẫn giữ màu xanh của nó. Mỗi chùm có từ 2-12 quả, thòng xuống dưới nên rất dễ hái. Hạt quả hạch có nhiều sợi dai dính vào với thịt.
***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI
**Xem thêm: Nhãn tiêu da bò là gì - nguồn gốc xuất xứ và công dụng
2. Những lợi ích của cóc đối với sức khỏe
Trong 100g cóc có chứa:
157 đơn vị calo
1,79g chất béo
0,8g chất đạm
0,02g sắt
0,42g Calcium
0,51g phốt pho
0,2g magie
1,9 mg kẽm
105 mg Niacin
16g Beat-carotene
42 mg vitamin C
1,5 mg Riboflavin.
**Xem thêm: 1001 bài thuốc hay từ bình bát: Vừa tốt cho sức khỏe lại ngon miệng!
Xét về thành phần và đặc tính tương tự như quả xoài, thì cóc kém dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thu hoạch đúng độ chín của nó thì vị ngon và bổ sung được cho cơ thể khoáng chất cần thiết. Cụ thể, mang đến cho bạn những lợi ích sức khỏe như:
- Giúp xương, răng khuôn khỏe
Phốt pho trong cóc rất có lợi cho việc duy trì xương, răng khỏe mạnh. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trước các yếu tố thời tiết, môi trường.
- Giảm sự mệt mỏi
Hàm lượng vitamin C thần thánh trong quả cóc giúp bạn tái tạo năng lượng sau ngày làm làm việc, học tập mệt mỏi. Hơn thế nữa là với những hoạt động tập luyện vất vả, chỉ cần ăn vài miếng cóc là bạn sẽ thấy khỏe mạnh ngay.
- Kiểm soát cholesterol
Ngoài phục hồi cơ thể những lúc mệt mỏi, thì vitamin C còn giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật để kiểm soát mức độ cholesterol và tỷ lệ sỏi mật. Loại quả này thực sự hữu ích mà bạn đừng bỏ qua nhé.
- Chống lão hóa sớm
Công dụng này không thể tách rời với vitamin C, chúng bảo vệ các phần tử quan trọng trong cơ thể khỏi các gốc tự do, chất độc, chất ô nhiễm. Tất nhiên, chúng cũng giữ cho bạn một vẻ đẹp tươi trẻ và chống lại nguyên nhân gây lão hóa sớm.
- Tốt cho những người bị thiếu máu
Có thể nói, hàm lượng sắt, vitamin B1 trong cóc cao hơn nhiều so với những loại trái cây khác. Do đó, việc ăn cóc mỗi ngày sẽ giúp hình thành được các tế bào hồng cầu, tăng sự chuyển hóa, trao đổi chất và lượng oxy trong cơ thể.
- Làm vết thương nhanh lành
Vitamin A trong quả cóc giúp duy trì được sự lành lặn của các mô. Do đó, đẩy nhanh quá trình lành thương và liền sẹo.
- Tăng cường sự dẻo dai
Nếu bạn không tin, hãy ăn cóc mỗi ngày nhé. Thành phần sucrose rất quan trọng để cung cấp năng lượng và mang đến sự dẻo dai trong cơ thể.
- Chăm sóc tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A trong cóc đóng vai trò quan trọng đối với thị giác mỗi người. Chúng giúp phân bố hình ảnh tiếp nhận và truyền tới não một cách rõ ràng nhất. Hợp chất chính đó là retinol - và quả cóc thì không thiếu!
- Chống lại cơn buồn ngủ
Vị chua dễ chịu của cóc khiến con người ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hơn thế nữa là chống lại cơn buồn ngủ một cách hiệu quả nhất. Axit có trong cóc còn giúp thanh lọc cơ thể nữa đó!
- Cung cấp protein
Trong cóc chứa chất béo, chất đạm, và mặc dù hàm lượng của chúng không cao nhưng duy trì mức tối thiểu, đủ để bổ sung cho hoạt động sống của chúng ta.
- Duy trì hàm lượng đường trong máu
Hàm lượng đường sucrose tự nhiên tốt cho người tiểu đường. Đây cũng là lý do tại sao người bệnh lại được khuyến khích uống một ly nước ép cóc mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.
- Giảm cân hiệu quả
Mặc dù trong cóc có chứa chất béo, nhưng là chất béo có lợi cho sức khỏe nên khi ăn bạn sẽ không bị béo phì hay thừa cân. Mặc khác, hàm lượng đường trong cóc cũng khá thấp, trong khi chất xơ và protein cao nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no nhanh hơn cho bạn, từ đó kiểm soát được những cơn thèm ăn. Vitamin C có trong cóc còn đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa, từ đó mang đến cho bạn một vóc dáng đẹp, thon gọn nhất. Các chị em có thể uống nước ép cóc, hay ăn cóc dầm, cóc ngâm để cơ thể luôn đẹp nhé.
**Xem thêm: Quả thanh trà - Loại trái cây đặc sản đến từ Vĩnh Long
3.Những lợi ích của cóc cho bà bầu
Cải thiện chức năng ruột
Quả cóc thường rất giàu chất xơ, theo đó trong khoảng 100 g cóc có tới 5,7 g chất xơ chiểm 23 % lượng chất xơ trong cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ phong phú trong quả cóc, giúp bà bầu cải thiện được hệ tiêu hoá,đường ruột tránh các bệnh táo bón, kiểm soát cân nặng trong suốt thời gian mang thai hiệu quả. Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ trong quả cóc, mẹ bầu còn giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Dồi dào vitamin C
Không còn nghi ngờ gì về hàm lượng vitamin C có trong quả cóc. Trung bình cứ 100 g quả có thì có tới 34 mg vitamin C, bằng hơn ½ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Nhờ đáp ứng đủ hàm lượng vitamin C này giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường khả năng hấp thụ sắt, tổng hợp collagen, protein, chống các nếp nhăn trên da, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dồi dào chất sắt
Chất sắt là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu nhằm giúp tái tạo các tế bào máu cho cơ thể. Trong 100 g cóc có thể cung cấp khoảng 3,2 m g sắt tương đương với 18 % lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, cóc được xem là loại quả giàu chất sắt mà mẹ bầu nên thêm vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày.
Ăn quả cóc có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và viêm họng ở bà bầu
Tăng cường canxi
Canxi vốn là khoáng chất giúp hình thành khung xương, hỗ trợ phát triển cơ bắp của bé ngay từ trong bụng mẹ. Theo đó, trong 100 g có chứa 32mg canxi tương đương khoảng 3 % lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Trị cảm cúm, đau họng
Quả cóc ngoài vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, còn có acid ascorbic và sắt giảm thiểu các triệu chứng của bệnh cảm cúm và đau họng ở bà bầu.
Giảm lượng đường trong máu
Tiểu đường là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiêm trong thời kì mang thai. Bởi vậy, các bà bầu cần phải kiểm soát và cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình sao cho khoa học mà không để dư thừa lượng đường trong máu.
4. Ăn quả cóc nóng trong không?
Nhiều người cho rằng, cóc có tính nóng và khi ăn nhiều thì sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiệt, gây nổi mụn, mẩn ngứa hay khiến cho cơ thể khó chịu.
Thực tế, quả cóc có vị chua và hương thơm rất riêng biệt. Chúng là thần dược đối với bất kỳ ai, nhất là với phụ nữ. Ăn cóc không gây nóng trong, ngược lại còn có khả năng làm sinh tân dịch, mát cho hệ tiêu hóa, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
Nó cũng là loại quả yêu thích của nhiều người vào mùa hè, bởi công dụng giải khát, giải nhiệt của cóc vẫn luôn được đề cao. Do đó, bạn hãy ăn cóc thoải mái và có những cách chế biến riêng của mình để tăng khẩu vị nhé.
5 công thức làm cóc ngâm, cóc lắc tan chảy bất kỳ ai
Dưới đây là 5 công thức chế biến với cóc mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hãy xem cách làm và cùng thực hiện nhé.
- Cóc ngâm chua ngọt
Nguyên liệu cần có: 1kg cóc thái, đường, nước lọc
Cách thực hiện: Cóc rửa sạch, để ráo nước và gọt bỏ vỏ rồi cho vào tô. Nấu nước đường theo tỷ lệ 200g đường: 600ml nước: 20g muối, để cho nguội. Xếp cóc vào lọ thủy tinh rồi đổ nước đường vào đến khi xăm xắp. Bạn có thể dùng túi bóng nước đè lên phía trên để cóc không bị trồi lên và ngấm nước nhanh nhất nhé. Nếu như bạn thích ăn cay có thể cho ớt vào. Ngâm khoảng 2-3 ngày là bạn có thể thưởng thức được rồi.
- Cóc lắc dứa, xoài
Nguyên liệu cần có: 10 quả cóc, ½ quả dứa, 1 quả xoài keo, nước mắm, đường, tiêu, ớt bột
Cách làm như sau: Quả dứa gọt mắt, cắt lát; xoài gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; cóc cũng bỏ vỏ và cắt 2 lát lớn theo chiều dọc. Tiếp theo, cho đường, nước mắm, tiêu, ớt bột vào chén và khuất tan cùng với đường. Cho các thành phần cóc, xoài, dứa vào hộp nhựa lớn có nắp, đổ gia vị đã chuẩn bị vào, đậy lại và lắc đều khoảng 2 phút thì thưởng thức.
- Cóc dầm chua ngọt mặn
Nguyên liệu chuẩn bị: Cóc non, đường, ớt bột, ớt tươi, muối tôm
Cách làm: Cóc mua về rửa sạch dưới vòi nước, gọt vỏ và để ráo nước. Quả cóc bỏ làm đôi, không nên cắt làm tư vì dầm có lâu sẽ làm mất đi vị giòn ngọt của nó. Xếp cóc vào trong lọ thủy tinh, cứ một lớp cóc thì một lớp gia vị bao gồm: 1 muỗng đường, 2 muỗng muối tôm, 1 muỗng ớt bột, vài lát ớt tươi. Hoặc bạn có thể thay đổi tỷ lệ sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Ngâm khoảng 20 phút cho đến khi gia vị tan hết, bạn có thể lấy ra ăn. Ngoài ra, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày thì cóc sẽ ngấm hoàn hảo hơn.
- Gân bò dầm cóc
Nguyên liệu chuẩn bị: 500g gân bò, 5 quả cóc xanh to, ớt, gừng, sả.
Cách làm: Trước tiên, bạn chuẩn bị nước sốt theo công thức như sau: 3m đường, 2m tương bần, 3m nước mắm, 1m muối, 1/2m bột ngọt, 5 quả ớt giã nhuyễn, 2 củ gừng + 4 củ tỏi băm nhuyễn.
Gân bò rửa sạch, cho vào nồi luộc cùng 1 củ gừng, sả, muối. Đun trong khoảng 2 tiếng để gân bò mềm hơn, sau đó vớt ra để vào thau nước lạnh. Tiếp đó, để trong ngăn mát tầm 2 tiếng thì lấy ra thái mỏng.
Quả có gọt vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, thái miếng vừa ăn. Cho gân bò cùng cóc vào tô lớn, tiếp đó rưới nước sốt lên trên và đảo đều cho ngấm gia vị. Bạn có thể cho định lượng theo khẩu vị của mình. Giờ đây, hãy thưởng thức món ăn tuyệt vời này thôi nào.
- Nước ép cóc
Nguyên liệu cần có: cóc non, xí muội, chanh, đường, đá viên
Cách làm như sau: Quả cóc gọt vỏ rửa sạch, cắt lấy thịt và bỏ phần hạt. Cho thịt cóc cùng với trái xí muội vào máy ép lấy nước. Nếu khô thì bạn có thể cho thêm chút nước lọc. Lấy đường phèn nấu cùng với một chút nước cho tan.
Cho nước ép ra ly thủy tinh, cho thêm xí muội lên trên, một chút nước cốt chanh, cho đường phèn vào tùy theo độ ngọt của bạn. Cho thêm đá viên và khuấy đều lên, vậy là bạn đã có được ly nước ép cóc hoàn hảo cho bản thân và gia đình rồi.
5. Những lưu ý khi ăn cóc
Mặc dù quả cóc chứa giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng cóc có vị chua, chứa nhiều axit và các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn quá nhiều. Bởi chúng có thể gây ra tình trạng thừa axit trong dạ dày. Điều này không tốt cho hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư.
Khi đói, bạn cũng không nên ăn cóc. Chỉ nên ăn trước hoặc sau bữa chính 2h để tránh ảnh hưởng đến khẩu phần ăn cố định. Việc ăn trong khi đói có thể khiến cho dạ dày bị bào mòn, hay ăn khi no cũng khiến cơ thể không hấp thu được, dẫn đến đau bụng.
Bất kỳ một loại thực phẩm hay trái cây nào cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Với quả cóc thì bạn ăn tối đa 300g/ngày cho người trưởng thành, trẻ em nên hạn chế ăn, chỉ khoảng 100g. Bổ sung thêm đa dạng các loại quả khác để được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhé.
6.Giá cóc trên thị trường hiện nay
Giá cóc trên thị trường hiện nay dao động khoảng 25.000 – 30.000 ngàn đồng/ 1 kg Đối với các loại cóc đã gọt vỏ và kèm nguyên liệu ăn phụ (muối chấm) thì được bán với giá khoảng 50.000 – 75.000 ngàn đồng/ 1kg
Cóc là loại trái cây có thể để lâu được sau thu hoạch. Tuy nhiên, không ít người bán đã cung cấp cóc không chất lượng, phun thuốc bảo quản. Nếu bạn muốn có được khẩu phần ngon nhất, thì hãy liên hệ cho chúng tôi nhé. Đảm bảo cóc mang đến cho bạn vừa tươi ngon lại được trang trí đẹp mắt!