Tìm hiểu về nguồn gốc của quả khế và những lợi ích tuyệt vời
Người ta hay nói “quê hương là chùm khế ngọt”. Quả khế thân thuộc đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào. Chiều chiều cùng đám bạn ra vườn hái khế ăn, hay theo gót chân mẹ hái khế nấu chanh chua...thật tuyệt vời làm sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại quả này trong bài viết nhé!
1.Nguồn gốc, đặc điểm quả khế
Cây khế thuộc họ O-xa-li-da-ce-ae (chua me đất), có nguồn gốc từ đất nước Sri Lanka và phát triển rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, Ghana, Brazil, Guyana, Hoa Kỳ.
Lá khế dài khoảng 5cm, hoa màu hồng tím. Khế có nhiều cành, cao từ 5-7m. Chúng có thể trồng trong bóng râm mà không cần quá nhiều nắng.
Có 2 giống khế chủ yếu là khế chua và khế ngọt. Khế chua có múi nhỏ, còn khế ngọt thì có múi to và mọng hơn.
Quả khế giòn, vị chua ngọt gần giống như quả lê dứa. Hạt khế nhỏ, màu nâu. Quả khế non có màu xanh, khi chín thì ngả sang vàng, hoặc vàng xanh. Sở dĩ có cái tên “khế” là bởi vì khi cắt ra thì có chúng có dạng như hình ngôi sao.
Trong môi trường nhiệt đới, năng suất của khế cực cao, mùa thu hoạch khoảng tháng 9,10.
Quả khế ngày nay ngoài dùng để chế biến, thì còn được trồng làm cây cảnh. Độ dẻo dai cùng tuổi thọ lâu năm nên dùng làm làm cây bonsai, cây đại thụ.
***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI
**Xem thêm: Dưa lê là gì?Tìm hiểu những điều hữu ích về dưa lê
2. Trái khế và 2 mặt lợi hại
Trong 100g quả khế có chứa 128 đơn vị calo, 6,73g carbohydrate, 3,98g đường, 2,8 chất xơ, 0,33g chất béo, 1,04g protein. Khế đáp ứng được 8% nhu cầu vitamin B5 mỗi ngày của cơ thể, 3% nhu cầu vitamin B9, 2% nhu cầu phốt pho, 3% nhu cầu kali và 1% nhu cầu kẽm.
Khế mang đến những lợi ích đối với sức khỏe như:
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Chứng khó tiêu là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở nhiều người. Chất xơ dồi dào trong khế có thể hóa giải điều này, chữa bệnh nhu động ruột bất thường, tăng sự phát triển lợi khuẩn.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nhưng khế chứa cực ít calo và nhiều nước. Do đó, đây sẽ là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân. Đồng thời, hạn chế cảm giác thèm ăn của bạn với những thực phẩm khác.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Khế được xem là giàu kali, trong khi thành phần này có vai trò vô cùng quan trọng đối với tim mạch, điều hòa huyết áp. Hãy bổ sung khế vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình nhé.
- Bảo vệ mắt
Ăn khế bổ sung vitamin A để tăng cường thị lực cho mắt. Ngăn ngừa những bệnh như đục thủy tinh thể, quáng gà, thoái hóa điểm vàng.
- Nguồn bổ sung protein dồi dào
Cũng giống như cá, trứng, thịt, khế chứa nhiều protein nên tăng cường sức khỏe, cân bằng hệ nội tiết, hệ thần kinh cũng hoạt động ổn định hơn.
- Giúp giảm đau
Khi thời tiết khó chịu, bạn thường bị đau nửa đầu, đau lưng. Khế chứa nhiều magie có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa đau khớp, chuột rút.
- Khế giúp kháng viêm, kháng khuẩn
Trong khế chứa saponin, vitamin C, flavonoid là những chất kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày, tim mạch, hô hấp. Hơn thế nữa, quả khế có đặc tính kháng khuẩn như Ecoli, Cereus...loại bỏ các yếu tố gây bệnh về đường ruột.
**Xem thêm: Ổi lê Tiền Giang - Món quà từ thiên nhiên ban tặng
- Tăng cường hệ miễn dịch
Việc bổ sung vitamin cùng chất chống oxy hóa là điều cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh. Khế là loại quả có đầy đủ các thành phần này nên sức đề kháng của bạn tăng lên, ngăn ngừa tế bào gốc và tế bào gây ung thư.
- Khế kiểm soát được lượng đường huyết
Quả khế chứa ít đường, đây sẽ là lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường. Dẫu vậy thì bạn cũng hãy hỏi ý kiến bác sĩ về điều này nhé.
Dù là loại quả tuyệt vời cho sức khỏe, thế nhưng chúng cũng có thể gây ra nhiều tác hại như:
- Khế dị ứng với thuốc
Với những người đang uống thuốc thì nên hỏi ý kiến chuyên gia, bởi khế chứa một lượng lớn oxalate có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn khế có thể dẫn đến ngộ độc với những triệu chứng như co giật, mất đi sự tỉnh táo. Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
- Ăn khế gây ảnh hưởng đến não
Đó là do chất neurotoxin được tìm thấy trong khế có thể gây rối loạn thần kinh. Với những người khỏe mạnh, có thận hoạt động tốt thì sẽ đào thải được chất này ra khỏe cơ thể. Thế nhưng, với những người có sức khỏe yếu thì lại không có khả năng này. Sau khi ăn khế, độc tốt này tích trữ trong cơ thể gây ra những triệu chứng bất lợi cho não và hệ thần kinh.
Hướng dẫn ăn trái khế đúng cách
- Khi dùng khế tươi
Bạn cần chọn những quả khế tươi ngon, rửa thật sạch để tránh nhiễm khuẩn. Bạn loại bỏ phần rìa của múi khế, nơi đây tập trung nhiều vị chát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm bớt khẩu vị món ăn. Cuối cùng, bạn cắt khế thành miếng nhỏ, chấm kèm cùng với muối ớt để tăng hương vị, nhớ bỏ hạt bạn nhé.
- Đối tượng không nên ăn khế
Đó là những người bị bệnh dạ dày, bệnh thận, cơ thể yếu ớt. Tránh ăn nhiều để axit không gây hại đến cơ quan bên trong. Hơn nữa, những người bệnh gút, thấp khớp cũng nên loại bỏ khế ra khỏi thực đơn ăn uống để tránh bệnh tình có thể nguy hiểm hơn.
- Liều lượng khi ăn
Bạn chỉ nên ăn tối đa 3 quả khế/ngày. Không ăn vào buổi sáng khi chưa được lót dạ, cũng hạn chế ăn vào ban đêm khó tiêu.
Cần kết hợp chế biến khế thành những món ăn như canh khế, salad khế, nước ép khế, mứt khế...để tăng hương vị. Đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
3. Bà bầu có nên ăn khế không
Trong danh sách những loại trái cây tốt cho bà bầu, không thể thiếu quả khế.
- Ăn khế giúp mẹ nâng cao hệ miễn dịch, chống lại gốc tự do và những virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể mẹ.
- Ăn khế khi mang bầu có thể giúp mẹ chữa đau mắt, nuôi dưỡng mắt khỏi các vấn đề nhiễm trùng, rối loạn.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, một vấn đề mà mẹ bầu thường hay gặp phải
- Giảm huyết áp khi mang thai nhờ hàm lượng kali cao.
- Mẹ uống nước ép khế với mật ong lợi tiểu vô cùng
- Ăn khế giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bài ung thư trong quá trình thai kỳ
- Khế giúp chống lại bệnh cảm cúm, nhiễm trùng miệng, điều chỉnh hormone. Ngăn ngừa chuột rút ở thời kỳ mang thai của mẹ. Đồng thời, giảm những căng thẳng, trầm cảm mà mẹ hay gặp phải.
- Thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi, cho em bé có được cơ thể khỏe mạnh nhất.
4. Có nên cho trẻ em ăn nhiều khế không
Cho bé ăn khế có thể mang đến những lợi ích đối với sức khỏe như:
- Tăng cường sức đề kháng, giúp bé phòng tránh những bệnh thông thường như cảm, sốt, ho.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón hay xảy ra ở trẻ.
- Kháng viêm, chống viêm nhiễm, nhất là với những bé hay ngứa, nhiệt miệng, loét miệng họng.
- Cung cấp năng lượng để bé vui chơi mà không bị mệt.
Song bố mẹ chỉ cho bé từ 6 tháng tuổi dùng khế. Làm nước ép cho bé uống mỗi tuần từ 1-2 lần, khoảng 30-50ml. Pha với nước ấm cho bé dễ uống.
Những bé lớn hơn thì mẹ có thể cho bé ăn khế trực tiếp, nhưng cũng chỉ ăn với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mẹ nên chọn những quả khế ngọt ngon, không bị dập úng. Lựa những quả vẫn còn cuống thì sẽ tươi lâu hơn.
Bảo quản khế trong tủ lạnh thay vì môi trường ngoài, để tránh cho khế bị héo, giảm mất độ dinh dưỡng của nó.
5. Ăn khế chua có tốt không
Quả khế chua cũng như khế ngọt, chúng đều có tác dụng đối với sức khỏe như nhau.
Nhưng khế chua sẽ khó ăn hơn là khế ngọt, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như khế ngâm đường, mứt khế...để giảm bớt vị chua. Bên cạnh đó, một số đối tượng mà chúng tôi nêu trên có thể ăn khế ngọt, nhưng cần hạn chế ăn khế chua để tránh lượng axit dồi dào có thể gây hại cho dạ dày.
6. Ăn khế ngọt có béo không
Nhiều chị em băn khoăn liệu ăn khế có béo không và muốn sử dụng nó làm nguyên liệu để giảm cân.
Theo như các thành phần dinh dưỡng được liệt kê, thì ăn khế có thể giúp giảm cân hiệu quả và không hề khiến bạn béo.
- Khế có hàm lượng chất xơ dồi dào, làm tăng cường trao đổi chất và kích thích tiêu hóa. Ăn khế đúng cách giúp tiêu hóa năng lượng, giải phóng chúng thông qua hoạt động của cơ quan nội tạng và bài tiết ra ngoài.
- Thành phần vitamin trong khế giúp trung hòa lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ngăn ngừa sự hình thành liên kết của các tế bào, mô mỡ. Đặc biệt là ở những vùng “gây béo” như bụng, đùi, mặt.
- Khế giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn để giảm cân hiệu quả.
Như vậy, không chỉ ăn khế ngọt mà ăn khế chua cũng không khiến cơ thể béo, ngược lại còn giúp giảm cân rất tốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thì bạn nên ăn nhẹ trước để dạ dày không bị rỗng. Cũng không ăn quá nhiều vì làm tăng lượng axit gây hại dạ dày, các bệnh viêm loét.
7. Khế ngâm rượu có tác dụng gì
Rượu khế có vị chua với nhiều tác dụng như:
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Giải khát trừ phòng
- Giúp tiêu viêm, trị ho, sốt, sổ mũi, viêm họng
- Trị phát ban, những bệnh ngoài da
Cách làm rượu khế thì vô cùng đơn giản chỉ với những bước sau
Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg khế chua, 1l rượu trắng, muối tinh, bình sứ
Bạn mua khế về rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút. Vớt khế ra rửa sạch lại với nước đồi để ráo.
Bình sứ tráng sạch với nước sôi, phơi khô
Cắt khế thành từng miếng nhỏ. Cho cả khế và rượu vào bình sứ. Đậy nắp kính rồi bảo quản ở nơi khô ráo.
Sau khoảng 3-4 tháng thì bạn đem ra để sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trước bữa ăn.
Khế là loại quả giàu dinh dưỡng, chúng có mặt ở hầu khắp nông thôn Việt Nam cũng như trên các sạp, cửa hàng hoa quả. Bạn hãy tận dụng khế để mang đến nguồn năng lượng cho cơ thể nhé. Nếu muốn được cung cấp thêm những loại trái cây thơm ngon, đặc sản khác thì đừng ngần ngại liên hệ cho traicayvuongtron.vn nhé.