Tìm hiểu về lê Nam Phi,loại trái cây nổi tiếng thế giới vê hương vị

04/05/2020
7830
Mục lục

Western Cape ( một tỉnh thuộc phía nam Tây Phi) là thủ phủ của quả lê Nam Phi. Loại trái cây nổi tiếng này có hương vị thơm ngon, ngọt mát. Đặc biệt là sự giòn và mọng nước đã làm nên thương hiệu riêng cho quả lê Nam Phi.

1.Nguồn gốc, xuất xứ quả lê Nam Phi

Lê Nam Phi được xem là một trong những giống lê cổ xưa nhất. Chúng được cho là có nguồn gốc từ Châu Âu, cụ thể là ở miền Bắc Saxony vào những năm 1600.

GIống lê này hiện nay được trồng phổ biến trên thế giới, chủ yếu là tại Nam Phi bởi điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây. Đó cũng chính là lý do vì sao có tên gọi lê Nam Phi.

Quả lê có hình chuông nhỏ, một đầu to và đầu nhỏ, nhưng tròn và thon đều. Khi chín, vỏ lê chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng đỏ rực. Khi bổ quả lê ra mới thực sự hấp dẫn: Thịt trắng ngần cùng hương vị thơm mát, giòn và rất mọng nước mà không một loại lên nào sánh được.

Trọng lượng của lê Nam Phi từ 200 - 300g/quả. Mùa thu hoạch lê từ tháng 5-9 dương lịch. Việt Nam cũng nhập khẩu trái cây này và bán tại các cửa hàng hoa quả nhập khẩu, siêu thị với giá bán từ 150 - 180 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, do khâu vận chuyển xa xôi và đắt đỏ nên lê Nam Phi thường không có sẵn nhiều. Đa số khách hàng muốn thưởng thức phải đặt hàng trước.

**Xem thêm: Lê Hàn Quốc là gì?Tìm hiểu về quả lê Hàn Quốc nổi tiếng

2. Lê Nam Phi có trồng ở Việt Nam không?

Lê Nam Phi có trồng tại Việt Nam nhưng quy mô và sản lượng chưa cao.

Bạn có thể mua cây giống tại các viện cây giống. Bạn nên chọn những cây con cao khoảng 30-50cm, có đầy đủ tán, lá cây và không bị sâu bệnh. Chọn thời điểm trồng từ tháng 5 - 7 sẽ cho quả ngon và hạn chế sâu bệnh.

Chỉ cần làm đất màu mỡ thì lê Nam Phi có thể phát triển tốt. Do đó, trước khi trồng thì bạn chú ý làm vệ sinh đất, phát bụi rậm, nhổ sạch cỏ nhé. Đào hố với kích thước 50x50x50cm. bón lót với lượng phân nhất định ( khoảng 1kg lân, 1kg vôi bột, 20kg phân chuồng mục).

Khi đã chuẩn bị xong thì tiến hành trồng cây con vào hố. Lấp kín mặt gốc, cắm thêm cọc để định vị, cho cây không bị ngã đổ. Tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm, Thời điểm tưới nước và sáng sớm, chiều tối. Khi mưa nhiều thì nên có biện pháp chống ngập úng.

Lê Nam Phi thường gặp phải một số loại bệnh như sâu ăn lá, thối rễ, sâu dục thân. Hãy thường xuyên thăm non, dùng chế phẩm sinh học để giúp cho cây được phát triển tốt nhất nhé.

Khi trồng lê đến năm thứ 2 thì bạn đã có thể thu hoạch. Đường kính lê khoảng 7cm, màu đỏ, cầm chắc tay và rực hương thì lê đã chín. Bạn có thể hái xuống và bảo quản nơi thoáng mát..

**Xem thêm: Nho xanh Autumn là gì?Tìm hiểu những điều thú vị về nho xanh Autumn

3. Ăn lê khi đói có tác dụng gì

Thực ra ăn lê khi đói chẳng có tác dụng gì cả. Chúng chứa nhiều chất xơ, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày khi bụng bạn rỗng không.

Bạn có thể ăn lê vào buổi sáng, nhưng hãy lót dạ bằng cốc nước ấm hoặc thực phẩm nhẹ đã nhé. Hàm lượng pectin có trong quả lê sẽ đào thải độc tố, kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt đó.

4. Ăn lê có tốt cho bà bầu

Quả lê chứa nhiều vitamin A, C, K, B9, PP cùng nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe như kali, kẽm, sắt, đồng, canxi, iot...Ăn lê có thể mang đến những lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như:

Chống nhiễm trùng hiệu quả

Bổ sung lê vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được những bệnh thông thường như ho, cảm lạnh. Hơn thế nữa là góp phần điều trị bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm gan.

Lê cũng chứa 10mg vitamin C, đáp ứng 11% nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể nên chống nhiễm trùng rất tốt, giúp hấp thụ sắt tối đa từ các loại thực phẩm như thịt, trứng, đậu. Thành phần này còn tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để mẹ phòng tránh những bệnh cảm cúm thông thường.

Ngăn ngừa táo bón trong khi mang thai

Hàm lượng chất xơ trong lê dồi dào, 1 quả lê tương đương 7gm chất xơ, bao gồm 2mg chất xơ hòa tan (pectin). Trong khi mang thai, mẹ hay ăn uống khó tiêu, đi ngoài nhiều. Việc ăn lê mỗi ngày sẽ luôn giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn, ăn uống ngon miệng hơn.

Giải quyết cơn thèm ngọt của mẹ

Trong quả lê chứa 2 loại đường đơn là fructose và glucose. Chúng cũng là loại đường tự nhiên thay thế cho đường trắng. Giúp thỏa mãn cơn thèm ngọt ở một số bà bầu. So với táo thì chúng ít ngọt hơn nhưng lại giàu đường hơn. Vậy nếu mẹ không ăn được táo thì có thể thay thế bằng lê nhé.

Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa khuyết tật em bé

Thời kỳ mang thai, mẹ luôn phải bổ sung thêm canxi. Một quả lê chứa khoảng 16mg canxi, góp phần giúp xương, răng mẹ và em bé chắc khỏe. Bên cạnh đó, 12mcg axit folic còn ngăn ngừa khuyết tật trong ống thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao mà bác sĩ khuyên mẹ bổ sung axit folic trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Chống trầm cảm

Mẹ thường hay suy nghĩ nhiều khi mang thai. Những lúc này hãy ăn 1 quả lê mẹ nhé, đây được xem như là loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả. Mẹ sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng nữa.

Giảm triệu chứng ốm nghén

Ăn lê sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng ốm nghén như buồn nôn, khó chịu. Nước ép lê còn giúp trị rối loạn dạ dày hiệu quả nữa đó.

Phụ nữ mang thai cũng thường bị phù nề trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bổ sung 1-2 quả lê/ngày sẽ giúp có đủ coban, sắt để bài tiết nước thải, giảm triệu chứng phù nề. Cơ thể mẹ sẽ được nhẹ nhàng hơn, không bị mệt mỏi. Da cũng không bị xệ hay có những dấu hiệu lão hóa khi mẹ ăn lê mỗi ngày.

Mặc dù được đánh giá là loại quả an toàn, không gây ra phản ứng phụ. Thế nhưng, mẹ hãy cẩn thận và có cách ăn đúng nhất nhé.

  • Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều lê
  • Nếu mẹ bầu đang bị khó chịu vì thừa khí thì cũng không nên ăn
  • Không kết hợp ăn lê với cua để tránh rối loạn tiêu hóa
  • Chỉ nên ăn lê đã chín, qua chế biến
  • Mẹ chỉ nên ăn tối đa 3 quả lên nhỏ/ngày. Không sử dụng khi bụng rỗng không. Chỉ nên ăn ở bữa nhẹ hoặc 1-2h trước và sau khi ăn.
  • Mẹ kết hợp thêm một số loại trái cây khác để tăng cường lượng dinh dưỡng, chứ không chỉ ăn mỗi lê nhé.

Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những hướng dẫn chuẩn nhất mẹ nhé. Vừa không bỏ qua những tác dụng tuyệt vời của quả lê, lại giúp hấp thụ tối đa nhất.

**Xem thêm: Lựu ai cập là gì?Tìm hiểu những điều hữu ích về lựu ai cập

5. Ăn lê chữa ho có thật không?

Quả lê trong Đông y có tên gọi là Ngọc Nhũ/Khoái quả/ Mật văn. Chúng có vị ngọt, hơi chua, tính mát. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, tiêu độc, tiêu đờm là chính. Do đó, lê thường được dùng để điều trị những bệnh liên quan đến phổi.

Trong lê còn chứa lượng dinh dưỡng dồi dào như phốt pho, axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa. Các thành phần này giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt là giảm đau, kháng viêm nên có thể cải thiện những tình trạng ngứa rát cổ họng, ứ đờm ở cổ, giải nhiệt do sốt cao.

Một số công thức chữa ho từ quả lê mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Lê hấp đường phèn: Giảm triệu chứng ho do viêm nhiễm đường hô hấp
  • Nước lê và củ cải: Giảm ho, ho có đờm, trị cả táo bón, ăn uống kém
  • Lê hấp gừng: Giảm ho do phong hàn, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi
  • Lê hấp mật ong: Làm dịu cổ họng khi ho, giảm khàn tiếng, mất tiếng.
  • Nước lê và ngó sen: Chữa ho lâu ngày, ho ra máu không khỏi
  • Nước lê và vỏ quýt: Giảm ho có đờm, viêm họng, cảm cúm

Việc dùng lê để chữa ho không chỉ là biện pháp dân gian truyền miệng, mà đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp cả thuốc điều trị để mang đến hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, lưu ý đến một số điều sau:

  • Tránh dùng lê cho bé bị tiêu chảy, đau bụng bởi tính hàn của nó
  • Chữa ho bằng lê chỉ có thể giảm kho khan, ho có đờm. Nếu ho do nhiễm khuẩn thì phải uống thêm kháng sinh, thuốc kê đơn tư bác sĩ.
  • Ho do nhiều nguyên nhân, nên xác định đúng để sử dụng đúng bài thuốc
  • Hãy ăn uống, nghỉ ngơi điều trị để giúp nâng cao kết quả điều trị.
  • Dùng quả lê chữa ho chỉ nên áp dụng cho trẻ nhỏ. Với phụ nữ và những người có cơ địa nhạy cảm thì nên cân nhắc. Đã có những trường hợp dị ứng do dược liệu khi kết hợp với lê.

6. Ăn lê có nổi mụn không?

Sau khi ăn lê, nhiều người xuất hiện tình trạng mọc mụn, nổi mẩn đỏ. Đó là do vi khuẩn dưới da hoạt động mạnh gây nên tình trạng trên. Dù theo Đông y quả lê có tính mát. Thực tế thì chúng có chứa hàm lượng đường lớn, nếu bạn ăn quá nhiều và không điều độ thì sẽ gây hại cho làn da.

Để ăn lê mà không gây nổi mụn thì bạn nhớ chỉ ăn với lượng vừa phải thôi nhé. Nên sử dụng nước ép, sinh tố kèm đá xay để làm loãng hàm lượng đường. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lê với một số loại cây ít đường để khi ăn không bị nổi mụn.

**Xem thêm: Trái cherry - Loại trái cây “siêu đắt” tại Việt Nam

7. Ăn lê Nam Phi có cần gọt vỏ không

Có những loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ăn ruột như dưa leo, cam, táo, dưa hấu...và lê là một trong số đó.

Vỏ quả lê chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp đào thải chất độc, làm sạch tim, phổi, thanh nhiệt.

Bạn rửa sạch vỏ lê, thái nhỏ rồi cho thêm chút đường có thể trị được bệnh viêm họng. Khi làm các món salad rau củ quả thì bạn cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món ăn thêm giòn, ngon hơn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ bổ ích cho bạn. Trên trang web của chúng tôi còn có rất nhiều bài viết về các loại trái cây đặc sản khác mà bạn có thể tìm đọc. Bạn cũng hãy liên hệ cho chúng tôi nếu muốn mua trái cây thơm ngon, chuẩn bị nhé.

Tham khảo một số dịch vụ của Vuông Tròn: