Đào sapa là gì?Tìm hiểu về Đào sapa,đặc sản vùng Tây Bắc
1. Một vài nét về quả đào Sapa
Những ngày xuân khi đến với Sapa, bạn sẽ thấy ven đường rực rỡ những bông hoa đào. Đến tháng 3-4 đào bắt đầu đơm hoa kết trái, tháng 5-6 là mùa thu hoạch đào.
Dịp tết nguyên đán, người trồng đào Sapa chặt nhiều gốc cổ thụ để bán cho thương nhân. Tuy nhiên, nhiều bản làng vẫn giữ lại và phát triển giống đào quý. Đó cũng là thời điểm những ai yêu thích đào Sapa trông ngóng loại trái cây mọng nước có hương vị khác biệt.
Đào Sapa tập trung và bán nhiều nhất là đoạn đường quốc lộ 4D từ xã Trung Chải đến thị trấn. Những mẹt đào hình tháp, phủ kín các vỉa hè, phố chợ rất hấp dẫn khách tham quan. Quả đào chỉ nhỏ như chén nước uống trà, giòn thơm và hơi chua một chút. Lớp vỏ lông tơ mềm mại nên đào Sapa còn được ưu đãi gọi với cái tên “đào lông Sapa”.
Nâng niu quả đào trên tay, chắc hẳn ai cũng không nỡ ăn vì sự mất đi cái quý giá của nó. Đến khi ăn rồi thì hương vị quấn quýt mãi không rời cổ họng, cả đất trời Sapa thực sự hòa quyện lại trong những quả đào.
Đào Sapa còn chứa đựng cả nét tinh hoa, văn hóa Tây Bắc. Mùa hè này, bạn đừng bỏ qua việc thưởng thức những quả đào Sapa nhé.
***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI
**Xem thêm: Những công dụng hữu ích của Vải Thiều Lục Ngạn
2. Bỏ túi cách chọn đào Sapa chuẩn chỉnh
Kích thước của đào Sapa nhỏ hơn so với nhiều loại đào khác. Và như chúng tôi đã nói ở trên thì có đường kính khoảng 3-5cm. Nếu là những quả đào to, tròn thì đó không phải là đào Sapa.
Một đặc tính rất dễ để nhận biết đào Sapa đó là do được trồng trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lạnh quanh năm nên chúng có những chiếc lông tơ mềm bên ngoài. Khi ăn, bạn phải rửa nhiều lần mới có thể loại bỏ sạch lớp lông ấy.
Vẻ ngoài của đào Sapa thực sự không được “xinh xắn” cho lắm. Đào màu xanh, chen lẫn hồng dưới đít trái, đến khi chín thì chúng chuyển sang màu vàng hoặc đỏ đậm.
Mùi vị của loại đào Sapa khi sống giòn, mọng nước và chua nhẹ chứ không hoàn toàn ngọt. Khi đào chín thì hương vị dễ phân biệt hơn, ruột ngả sang vàng và vị chua cũng đậm hơn, nhưng không quá gắt.
Quả đào Sapa chỉ bảo quản được trong vòng 1 tuần khi không ngâm hóa chất. Hãy chú ý lựa chọn những quả tươi ngon nhất có thể nhé, bóp nhẹ để xem quả chín hay chưa. Nếu trông chúng tươi ngon, nhưng thực tế trong ruột đã mềm, thối thì loại đào này đã bị phun thuốc và để lâu.
3. Cách ăn đào không cần gọt vỏ không phải ai cũng biết
Thông thường khi ăn đào, bạn sẽ rửa thật sạch lớp vỏ bên ngoài để đồng thời loại bỏ lông tơ và sau đó ăn luôn cả vỏ. Một số người kỹ hơn sẽ dùng dao gọt thật sạch rồi mới ăn. Nhưng ăn kiểu này dễ bị hoang phí, và nếu như bạn gọt bỏ đi quá nhiều thịt thì làm đào bị nát. Vậy, ăn đào thế nào mới khoa học đây?
Trước tiên, bạn hãy cầm quả đào bằng 2 tay nhé, dùng 2 ngón tay kéo nhẹ từ giữa chính quả đào thì lớp vỏ mỏng của chúng sẽ tự bóc ra ngay. Chỉ với một động tác nhẹ nhàng mà đã có ngay một quả đào sạch sẽ, vừa mắt rồi đúng không nào.
Thế nhưng cái gì cũng cần bí quyết, bạn sẽ phải ngâm đào trong nước nóng từ 10-15 giây, sau đó ngâm vào nước lạnh 5 phút thì vỏ chúng mới dễ tách như vậy được.
**Xem thêm: Tìm hiểu về quả mơ - Đặc sản ở Hương Sơn,Hà Nội
4.Lợi ích khi ăn đào đối với sức khỏe? Lưu ý khi ăn
Trong 1 quả đào nặng trung bình 147g có chứa:
50 đơn vị calo, 0,5g chất béo, 13g đường, 1g protein, 15g carbohydrate, không chứa muối và cholesterol.
Chúng đáp ứng được 15% nhu cầu vitamin C hằng ngày, 6% nhu cầu vitamin A. Bên cạnh đó, đào còn là nguồn cung cấp vitamin E, K, B3, sắt, folate, phốt pho, kẽm, đồng...dồi dào cho cơ thể.
Cải thiện cholesterol: Phenolic có trong thịt đào giúp bạn duy trì được lượng cholesterol xấu ở mức thấp nhất, đồng thời kích thích cholesterol có lợi sản sinh trong cơ thể. Hãy ăn đào thường xuyên để duy trì sức khỏe tim mạch và hạn chế bệnh tim nhé bạn.
Loại bỏ độc tố ra khỏi thân: Quả đào chứa hàm lượng kali cực lớn, cho phép bạn giảm khả năng mắc bệnh về thận như viêm nhiễm, sỏi. Khi chất này kết hợp cùng vitamin càng giúp cho gan hoạt động tốt hơn. Việc uống nước ép đào mỗi ngày sẽ giúp làm sạch ruột, loại bỏ độc tố ra khỏi gan thận một cách tích cực đấy!
Giảm viêm sưng, đau nhức: Trong quả đào chứa phenolic - là loại thuốc kháng viêm tuyệt vời, chữa được bệnh đau khớp, viêm cơ hiệu quả.
Chống lại ung thư: Lutein, lycopene, chất chống oxy hóa trong đào giúp giảm thiểu ung thư. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc ăn ít nhất 2 quả đào/ngày sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư ruột hay ung thư vú.
Tăng cường thị lực: Tiền chất vitamin A trong đào là Beta-carotene duy trì được đôi mắt khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh quáng gà, thoái hóa điểm hòa. Bên cạnh đó, chúng còn giảm oxy hóa ở võng mạc, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Tăng sức đề kháng: Đào chứa một lượng lớn kẽm và vitamin C nên tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tránh được các nguy cơ nhiễm trùng, bệnh do thời tiết gây ra như cảm lạnh, ho, sốt, cảm cúm.
Bảo vệ da khỏe đẹp: Trong quả đào chứa nhiều khoáng chất vitamin A, C, K, Magie, SElen có thể bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Nếu da bị vừa bị cháy nắng, hãy nghiền nát quả đào rồi đắp lên vùng da bị rám. Sau khoảng 30 phút thì làn da của bạn sẽ được phục hồi. Đặc biệt, nhờ các thành phần dưỡng chất mà giúp cải thiện được tông màu da, giảm mụn nhọt.
Giảm rối loạn tiêu hóa: Tính kiềm tự nhiên trong nước đào có thể giảm được những triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày như: Buồn nôn, đầy hơi..Hay khi bạn bị táo bón, chỉ cần uống một cốc nước đào cũng sẽ làm sạch được đường ruột và giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe trên thì đào còn giúp chống lại lão hóa, xương và răng khỏe mạnh hơn, giảm cân...Dẫu vậy, mọi hiệu quả sẽ không phát huy tối đa nếu bạn không lưu ý đến những cách ăn đào đúng này:
+ Quả đào có tính bình, vị ngọt, đắng nên với những người bị xuất huyết, việc ăn quá nhiều đào có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng.
+ Những người đang bị suy nhược cơ thể, ốm yếu/sốt, viêm họng, tràng vị kém thì cũng nên hạn chế việc ăn đào. Bởi khi hấp thụ kém càng khiến cho đào khó tiêu hóa và gây đau bụng, càng mệt mỏi hơn.
+ Với những người dễ nóng trong, xuất hiện triệu chứng khô miệng, chảy máu cam, nổi mề đay, nổi mụn, bệnh về da thì tốt nhất không nên ăn.
+ Người bị tiểu đường nên tránh loại quả này vì cũng sẽ khiến đường trong máu tăng cao hơn.
5. Ăn đào có dễ gây dị ứng không?
Thịt đào bên trong không gây dị ứng, nhưng phần vỏ chứa lông bên ngoài có thể gây nên tình trạng ngứa rát cổ họng, hay thậm chí là ngứa bên ngoài da khi tiếp xúc.
Một số người bệnh dễ bị mẫn cảm, đang bị ho, dị ứng thì không nên ăn đào. Hay khi bạn khỏe mạnh thì cũng chỉ nên ăn tối đa 3 quả/ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Khi ăn thì nên rửa sạch kỹ và gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào.
6. Mẹ bầu có nên ăn đào không?
Dân gian cho rằng, mẹ bầu cần tránh ăn đào trong 3 tháng đầu tiên để tránh sảy thai. Bên cạnh đó, quả đào có tính nóng, nếu như ăn nhiều có thể khiến mẹ bầu xuất huyết, dẫn đến hư thai. Một số quan niệm khác lại cho rằng, khi ăn đào sinh con ra sẽ bị dị tật như câm điếc, bé chậm nói. Hay mẹ ăn đào khiến con sinh ra nhiều lông. Những điều này đã khiến mẹ bầu tránh xa loại quả đầy dinh dưỡng này.
Trên thực tế, đào là một loại quả thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như:
+ Giúp thai nhi phát triển tốt: Nhờ hàm lượng vitamin A, C, Kali giúp cho cơ bắp, mạch máu và các tế bào phát triển tốt.
+ Hỗ trợ tiêu hóa để ngăn ngừa táo bón thường gặp ở mẹ bầu, hay một số bệnh liên quan như viêm loét, viêm dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột.
+ Ngăn ngừa ung thư: Axit chlorogenic trong đào ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư ruột, ung thư phổi, ung thư vú...nên mẹ bầu hãy an tâm sử dụng quả đào nhé.
+ Giảm những cơn co thắt, chuột rút khi mang thai nhờ hàm lượng Kali trong đào. Mẹ cũng sẽ cảm thấy khỏe hơn và không bị cảm giác nặng nề khi mang thai.
+ Giúp mẹ bầu đẹp da, hạn chế thâm nám: Những chất có lợi cho da đều có trong quả đào, sản sinh collagen để giữ da cho bà bầu, tránh nguy cơ nám, tàn nhang mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải.
+ Tăng cường thị lực cho mẹ bầu: Lutein, beta-carotene có trong quả đào chống oxy hóa, ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giúp cho mẹ bầu có đôi mắt sáng, tinh nhanh để nuôi dạy con.
Vậy, với câu hỏi mẹ bầu có ăn đào được không? Câu trả lời chắc chắn là có, không những có mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu có thể chế biến đào thành nhiều món ăn yêu thích như đào ngâm đường, mứt đào, đào dầm sữa chua, hoa quả nhiệt đới...và tăng cường trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình nhé.
7. Trẻ em ăn đào có tốt không?
Em bé hoàn toàn có thể ăn đào để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ nên chọn những quả đào có màu hồng, chín tới để cho bé ăn dặm.
Trước khi chế biến, hãy ấn nhẹ xem quả đó còn cứng không. Đừng sử dụng những quả mềm bởi có thể nó đã bị hỏng ở bên trong.
Mẹ gọt vỏ và rửa thật sạch quả đào. Tách làm đôi và bỏ hạt, cắt thành những miếng hạt lựu vừa ăn. Sau đó, xếp đào ra đĩa để bé tự ăn bằng tay. Nếu răng bé chưa phát triển thì mẹ có thể nghiền nhuyễn để bé ăn dặm.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, với những bé còn nhỏ, hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện thì không nên ăn quá nhiều đào. Mẹ chỉ cho bé ăn 1 quả/ ngày, đồng thời bổ sung thêm loại trái cây, rau củ khác để tăng cường dinh dưỡng cho bé tốt hơn nhé..
8.Giá đào Sapa hiện nay
Đào sapa có giá 50.000 - 60.000/kg cho loại tươi,chất lượng.Loại thấp hơn có giả khoảng 30.000/kg.