Top 5 loại quýt ngon được trồng ở Việt Nam

25/04/2020
14929
Mục lục

Vừa là một loại trái cây dùng để tráng miệng tuyệt vời sau mỗi bữa ăn, trong quả quýt còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chỉ cần ăn một quả quýt là bạn đã cung cấp đủ vitamin C cần thiết. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại quýt khác nhau. Cùng điểm qua top 5 loại quýt được trồng phổ biến ở Việt Nam dưới đây.

1.Quýt đường (quýt da xanh)

Quýt đường là một trong những loại đặc sản trứ danh của vùng đất Trà Vinh. Cây quýt đường được trồng phổ biến nhất tại làng Long Trị và một số nơi khác.

Đặc trưng dễ nhận thấy nhất của trái quýt đường đó là phần vỏ mỏng, trơn láng.

Khi quả còn nhỏ thì sẽ có màu xanh đậm và dần dần ngả sang màu vàng khi chín.

Loại quýt này rất mọng nước, có vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng không lẫn đi đâu được. Sau khi ăn bạn sẽ có cảm giác hơi chua đọng lại trong cổ họng.

Khi bóc vỏ quả quýt đường bạn sẽ cảm nhận rõ rệt mùi thơm tỏa ra từ tinh dầu của vỏ quýt cực kỳ kích thích.

Cây quýt đường được trồng theo hình thức gieo hạt nên phải tới 4, 5 năm mới bắt đầu cho ra những trái đầu tiên. Tuy nhiên cây quýt đường thường có tuổi thọ kéo dài tới 30 - 50 năm. Cây quýt đường ra trái quanh năm và thường thu hoạch trái trong khoảng từ giữa tháng 5 cho tới tháng 7 âm lịch. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã cho quýt được ra trái đúng dịp Tết Nguyên Đán.

***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI

**Xem thêm:Quýt đường Trà Vinh,loại quả đặc sản ngon,ngọt vùng Tây Nam bộ

2.Quýt hồng (quýt tiều)

Quý hồng hay còn có tên gọi khác là quýt tiều, được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Tây nước ta. Sở dĩ loại trái này có tên là quýt tiều bởi nó là họ nhà quýt và sở hữu vỏ ngoài bóng đẹp, có màu hồng cam vô cùng bắt mắt. Đặc biệt, khi chín quả quýt sẽ càng cho ra màu sắc rực rỡ xen kẽ chút sắc xanh, bắt mắt và hương thơm ngào ngạt khắp vườn.

Quýt hồng có hình dáng giống quả cầu, hai đầu trái hơi lõm vào, vỏ mỏng và phần ruột màu đỏ, ít hạt. Đặc biệt loại quýt này rất mọng nước và ngọt lịm, là lựa chọn tuyệt vời cho những tín đồ hảo ngọt.

Trái quýt hồng chỉ được thu hoạch đúng một vụ duy nhất trong năm đó là vào cận Tết Nguyên Đán, khoảng tháng 11 - 12 âm lịch. Quýt hồng nổi tiếng nhất là quýt hồng Lai Vung, người dân nơi đây gọi là quýt Tiều Son.

**Xem thêm:Quýt hồng Lai Vung,quà tặng đặc sản đến từ Đồng Tháp

3.Quýt Thái

Quýt thái là loại quả có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và hiện nay được nhân giống nhiều ở Việt Nam. Mỗi năm, quýt thái có thể trồng nhiều vụ và đang được trồng nhiều nhất tại các tỉnh miền Tây Việt Nam.

Quýt thái có 2 loại phổ biến nhất đó là quýt thái có hạt và quýt thái không hạt. Quýt thái có hình dạng của trái cầu, hai đầu hơi dẹt, khi ăn cảm nhận được vị ngọt thanh chứ không ngọt lịm như quýt hồng và không có vị chua.

Vỏ quýt thái mỏng, chưa chín trái có màu xanh đậm và sẽ chuyển sang màu cam đỏ bắt mắt khi chín. Đặc biệt, điểm dễ nhận thấy của quả quýt đường đó là vết sần sùi ở mặt vỏ, hương thơm nhè nhẹ và dễ tách múi. Quýt thái sử dụng để ăn tươi là tuyệt nhất, không cần phải vắt thành nước hoặc chế biến thành món nào khác.

4.Quýt Bắc Kạn

Quýt Bắc Kạn là một giống cây bản địa, mang trong mình nguồn gen quý hiếm, có thể trồng được ở những nơi có độ dốc lớn, khả năng chịu sâu bệnh tốt. Từ lâu đời, quả quýt Bắc Kạn đã được mọi người yêu thích bởi hương vị ngọt mát, chua dịu cùng hương thơm thoang thoảng khác biệt với bất kỳ loại quýt nào khác.

Đặc trưng dễ nhận thấy nhất của trái quýt Bắc Kạn đó là quả hình tròn dẹt, phần vỏ nhẵn, khá dày và có màu vàng tươi bắt mắt. Múi quýt màu vàng của sợi rơm, ngọt thanh xen lẫn chút chua nhẹ. Đặc biệt, mùi thơm đặc trưng của trái quýt Bắc Kạn không bị trộn lẫn ở bất cứ đâu. Loại quýt này thường bắt đầu thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 10 âm lịch cho tới Tết Nguyên Đán.

5.Quýt ngọt miền Nam

Quýt ngọt miền Nam được trồng phổ biến nhất tại các tỉnh miền Nam. Loại quýt này có đặc điểm khá giống với quýt đường, trái quýt có hình tròn, vỏ mỏng. Khi còn non quả có màu xanh đậm và khi chín chuyển vàng bắt mắt. Vỏ quýt ngọt miền Nam dễ bóc, thịt quýt màu cam có vị ngọt đậm đà. Mỗi trái quýt nặng trung bình từ 150 - 200g/trái.

Cây quýt ngọt miền Nam được nhân giống bằng cách ghép cành ghép ngọn từ cây bưởi hạt và cây quýt giống. Quýt ngọt miền Nam có khả năng phát triển tốt, đem lại năng suất cao và nhanh cho trái.

Trên đây là top 5 loại quýt được trồng nhiều ở Việt Nam. Để chọn được loại quýt ngon hợp khẩu vị, không chỉ cần nhớ được tên gọi mà còn phải nắm được đặc điểm, mùa vụ của nó. Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết cách phân biệt các loại quýt cũng như lựa chọn được loại quýt yêu thích cho gia đình.