Giới thiệu về Khóm Tắc Cậu,trái cây đặc sản ở Kiên Giang

25/04/2020
7237
Mục lục

Không ngoa khi nói khóm Tắc Cậu là loại khóm ngon nhất Việt Nam. Cái hè oi ả sắp đến, bạn đừng quên mua vài kg dứa về bảo quản trong nhà để chế biến cho người thân, bạn bè mình nhé.

1.Vài nét về đặc sản khóm Tắc cậu

Khóm Tắc Cậu hiện có tuổi đời trên 70 năm. Cái tên “Tắc Cậu” dùng để chỉ vùng trồng khóm tên cù lao Tắc Cậu và khu vực 2 bên bờ sông Cái Lớn, Cái Bé. Chủ yếu tập trung ở huyện Gò Quao và Châu Thành tỉnh Kiên Giang.

Chỉ riêng tại huyện Châu Thành, diện tích trồng khóm đạt 1700ha. Mặc dù đất đai bị nhiễm phèn, mặn nhưng lại đậm phù sa do các con sông bù đắp nên rất thích hợp để trồng khóm. Khóm có hương vị đặc trưng, giữ được sự tươi ngọt của nó trong thời gian dài mà không phải vùng trồng nào cũng có được.

Người dân Kiên Giang luôn tự hào vì khóm Tắc Cậu đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người thưởng thức.

***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI

2.Đặc điểm khóm tắc cậu Tiền Giang

Khóm Tắc Cậu thuộc nhóm hoàng hậu - nhóm trái cây có chất lượng cao nhất được trồng tại Việt Nam.

Thịt quả dứa có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng. Cũng nhờ các chất phù sa cùng cùng chất mặt mà dứa có vị giòn ngọt, khi ăn không rát lưỡi.Bên cạnh đó, do trồng xen với cây dừa, cây cau nên khóm ít bị tác động bởi ánh nắng trực tiếp nên về hình dáng trái không bị thon ở phần ngọn.

Đã có người từng nói rằng: Đếm Tắc Cậu, chúng ta nhất định phải thử loại dứa ( khóm) ngon nhất thế giới này. Khóm Tắc Cậu ngọt, nhưng vẫn ẩn chứa vị chua riêng biệt của vùng nhiệt đới. Khi ăn thì gọt bỏ vào trong tủ lạnh, đợi 30 phút lấy ra cắn một miếng nước bắn tung tóe, xộc lên mùi hương thuần khiết của đất trời phương Nam. Dù đã ăn dứa ở Indonesia, Trung Quốc, Paraguay, Myanmar...nhưng khóm Tắc Cậu thực sự “đỉnh của đỉnh”.

3.Mùa thu hoạch khóm và giá bán khóm tắc cậu

Tháng 4,5 xuôi về Kiên Giang, suốt 2 bên đường bê tông dọc theo những con sông lớn là hàng khóm xanh mướt, điểm những ánh vàng của quả. Phía trên được che chắn bởi những hàng cau, hàng dừa. Khóm ở đây được trồng trên những thửa đất cao, bao quanh là những con kênh ngập nước.

Khóm sau khi được hái tập kết ngay tại ruộng, phân loại quả cho sẵn vào từng túi. Những người nông dân sử dụng ghe xuồng để vận chuyển đi các nơi tiêu thụ. Quang cảnh thu hoạch diễn ra nhộn nhịp, họ thuận mua vừa bán nên tiếng nói cười rộn rã khắp cả vùng trồng khóm bao la.

Cây khóm Tắc Cậu trồng từ 10-12 tháng là bắt đầu ra trái. Khi trái bắt đầu lớn đến lúc cho thu hoạch thêm 4 tháng nữa. Đặc biệt, cây khóm có thể cho quả quanh năm trong vòng 3 năm. Sau đó, người dân sẽ chặt đi để trồng lại cây mới và bắt đầu vụ mùa khác.

Giá khóm thu mua tại vườn khoảng 5000 - 6000 đ/kg. Với mức giá này thì cho thu nhập người dân từ 60 - 70 triệu đồng/năm. Cùng với đó là tiền thu hoạch từ cây cau, cây dừa cũng cho cuộc sống của người trồng khóm ổn định, dư giả.

Hiện nay, với bí quyết trồng khóm trái vụ, cho thu hoạch liên tục nên đạt năng suất cực cao. Và ngoài bán tươi thì khóm Tắc Cậu còn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như mứt, nước ép, khóm sấy…

Khóm Tắc Cậu và các sản phẩm của nó đã được đưa đi tiêu thụ trên toàn thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như Malaysia, Canada...

**Xem thêm: Nhãn Xuồng Cơm Vàng,trái cây đặc sản Vũng Tàu

4. Mẹ bầu ăn khóm có tốt không?

Khóm có chứa hàm lượng axit hữu cơ cao và là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất. Mẹ ăn khóm có thể mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe.

- Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa cần thiết để giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống các gốc tự do. Hơn nữa, nhóm chất bromelain trong dứa chống lại triệu chứng cảm lạnh, ho thông thường. Nên khi bị ốm thì mẹ bầu hãy ăn một miếng dứa nhé.

- Đồng: Khoáng chất này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là tạo ra các tế bào đỏ để mẹ không bị thiếu máu, hồng cầu.

- Mangan: Không nhiều rau củ hay trái cây có chứa chất này. Chúng giúp giảm chuột rút, chống lại cơn co thắt cho mẹ bầu.

- Vitamin B9: Hay còn được gọi là folate, mẹ bầu luôn được các các sĩ khuyên bổ sung dưỡng chất này trong menu ăn uống hằng ngày của mình. Giúp cho sự tăng trưởng mô, loại bỏ tế bào gây hại để em bé trong bụng sinh ra khỏe khoắn.

- Giảm ốm nghén: Mẹ bầu ăn khóm có thể hạn chế được triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi. Hơn thế nữa, dứa có vị chua nên có thể giải quyết vấn đề thèm ăn vặt của mẹ.

Mẹ có thể ăn khóm theo nhiều cách như làm salad dứa, làm kem dứa, bánh pizza dứa, dứa xào, sinh tố dứa và ăn dứa tươi cùng sữa chua.

Dẫu vậy, dứa có thể khiến mẹ bầu sinh non, nếu như ăn với lượng lớn từ 7-10 quả/lúc.

Dạ dày của mẹ thường nhạy cảm với axit, và dứa thì chứa nhiều thành phần này nên có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày. Mẹ cũng hãy ăn với lượng vừa phải nhé. Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ ốm nghén nhiều, nóng trong thì có thể loại bỏ luôn khỏi chế độ ăn.

Mẹ bầu có thể không ăn khóm thường xuyên, cũng không ham hố loại quả này. Nhưng sau khi ăn từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện một số triệu chứng như:

- Dị ứng trên da

- Ngứa, sưng miệng

- Khó thở như ho hen

- Chảy nước mũi, ngạt mũi

Thì có thể mẹ đã bị dị ứng, cần đến khám bác sĩ để tránh những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Một số mẹ dị ứng với phấn hoa, cao su thì khả năng cao cũng dị ứng với khóm, nên mẹ hãy cẩn thận khi ăn nhé.

Dù đã loại bỏ được quan niệm mẹ bầu không nên ăn dứa để tránh sinh non, sảy thai. Nhưng dù sao thì mẹ cũng nên ăn với lượng vừa phải và có cách ăn đúng. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

5. Em bé ăn khóm có tốt không?

Cũng như mẹ bầu thì quả khóm cực kỳ tốt cho em bé.

- Vitamin C và vitamin B1 trong khóm là thành phần “chủ lực” để tăng sức đề kháng, thúc đẩy sản xuất collagen. Hệ cơ bắp và hệ thần kinh của bé cũng được hoạt động tốt hơn.

- Khóm là loại quả giàu chất xơ, hệ tiêu hóa của bé sẽ không phải gặp những vấn đề như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu. Hệ xương khớp được duy trì vững chắc nhờ lượng lớn mangan.

- Trong khóm dứa enzyme với khả năng chữa bệnh tim nhờ làm tan tụ máu, ngăn ngừa sự di căn của tế bào ung thư.

- Dứa có vị chua ngọt dễ chịu được nhiều bé ưa thích. Những khi bé bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy, mắc bệnh thường gặp thì mẹ hãy cho bé ăn một miếng dứa để lấy lại sức khỏe nhanh chóng nhé.

Thời điểm để bé bắt đầu ăn khóm là bé trên 6 tháng tuổi, có thể ăn dặm các loại thực phẩm. Tuy nhiên, mẹ hãy lựa chọn cho bé quả dứa tươi ngon nhất, làm sinh tố để bé dễ ăn hơn.

- Nghiền dứa tươi cùng chuối, kem, phô mai, nước cốt dừa, khoai lanh.

- Có thể hấp chín dứa hoặc đun lấy nước ép cho mềm và bé dễ ăn hơn.

- Khi muốn cho bé ăn tươi nhưng dứa chưa chín hoàn toàn, có thể để một vài ngày trong điều kiện nhiệt độ thường.

- Dứa sau khi chế biến nên bảo quản trong tủ lạnh, nhưng chỉ nên dùng trong ngày.

Hơn nữa, mẹ hãy chú ý không cho bé ăn liên tục, bởi những rủi ro có thể xảy đến như:

- Bé cảm thấy đau đầu, huyết áp không ổn định do Hydroxytryptamine trong dứa làm co thắt cơ.

- Đôi khi bé cũng bị ngứa rát cổ họng, chất glycosides lúc này tác động đến niêm mạc miệng.

- Cơ thể bé dị ứng, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi...thậm chí là khó thở.

6. Cách làm món ăn vặt từ khóm ngon khó tả

- Khóm sấy

Khóm gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành miếng trong dày 1-2cm, xếp chúng vào khay nước, nướng ở nhiệt độ 60 độ C trong vòng 6 tiếng. Sau đó, bạn lấy ra và trở mặt, tiếp tục nướng trong vòng 3 tiếng. Thơm sẽ chảy nước nên bạn dùng giấy bạc để lót bên dưới nhé.

Món ăn này tùy hơi mất thời gian nhưng cách làm đơn giản. Quan trọng đây là món ăn vặt được nhiều người ưa thích, dùng để giảm cân rất hiệu quả.

- Mứt khóm

Trái khóm gọt vỏ, bỏ mắt, lõi rồi băm nhuyễn. Dừa nạo vắt khô, cho vào chảo rang đều đến khi khô lại. Cho một chiếc chảo khác lên bếp, cho dứa, nước gừng, đường vào sên với lửa. Sên đều tay cho đến khi thơm sệt lại, có màu vàng đậm. Cho thêm nước cốt chanh vào rồi sên cho tới khi thành mứt. Bạn tắt bếp, vo tròn thành miếng vừa ăn rồi lăn qua dừa nạo.

Mứt khóm vừa mềm, vừa dẻo lại thơm cùng vị giòn sật của dừa nạo kích thích vị giác của bạn.

- Nước ép khóm

Khóm gọt vỏ, bỏ mắt rồi cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước khóm và bỏ bã. Chanh dây làm làm đôi, cũng rất ruột và lọc qua rây lấy nước rồi cho vào nước khóm. Bạn cho đường vào hỗn hợp nước ép này, cho thêm đá tùy ý, khuấy đều rồi thưởng thức.

Món ăn này sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày hè khi có tác dụng giải khát, giải nhiệt hiệu quả. Detox với nước ép dứa còn giúp bạn có được vóc dáng cân đối, chống lão hóa làn da.

7. Nên dùng khóm tươi hay khóm đóng hộp?

Tất nhiên, bạn nên dùng khóm tươi để được phát huy tối đa dinh dưỡng và công dụng của nó. Dứa đóng hộp chỉ bất đắc dĩ dùng khi không có sẵn. Bên cạnh đó, các loại trái cây đóng hộp thường cho thêm đường, các chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe chúng ta.

Mặc dù các bé khá thích dứa đóng hộp thì nó ít acitt, nhưng bố mẹ hãy rèn luyện thói quen và cách ăn uống cho bé nhé.

Với quả dứa tươi, khi dùng thì bạn nên gọt sạch vỏ, khứa bỏ mắt để tránh thuốc sâu tồn đọng. Hơn thế nữa, các bộ phận này chứa nhiều chất gây dị ứng hơn. Đặc biệt, nên chọn những trái khóm được trồng ở nơi uy tín, cửa hàng hoa quả chất lượng để được đảm bảo nhất.