Đào Mẫu Sơn - Sản vật trời ban vùng Tây Bắc
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, khi chín đo đỏ. Lớp lông tơ mềm mịn bao phủ bên ngoài. Cùi đào vô cùng giòn tan, chắc thịt nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, đào đang được nhân giống trông rộng rãi để người miền xuôi có cơ hội thưởng thức quả. Và vươn ra cả thị trường quốc tế.
1.Đào Mẫu Sơn là đặc sản vùng nào?
Vùng núi Mẫu Sơn quanh năm có mây và sương mù bao phủ. Nơi đây có rất nhiều sản vật động lòng người như mật ong rừng, rượu Mẫu Sơn, chanh rừng Mẫu Sơn...nhưng nổi bật nhất vẫn là quả đào Mẫu Sơn.
Đào Mẫu Sơn có khá nhiều loại, cảnh hoa mỏng manh như thủy tinh, hương đào ngan ngát khắp núi rừng Tây Bắc. Sức sống của chúng mãnh liệt hơn bất kỳ loại cây nào. Bộ rễ bám sâu xuống đất giữa vách đá cheo leo. Ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ nhưng cây vẫn đâm chồi nảy lộc.
Có những cành đào phai, gốc đào sậm màu vươn lên thần kỳ, lại có cả những giống đào ngoại nhập từ Nhật Bản. Khí hậu ở Mẫu Sơn lạnh quanh năm nên hoa đào nở muộn, phải sau dịp Tết nguyên đán thì bung hết nụ. Hè đến, cây kết trái cho quả ngọt. Du khách khắp nơi kéo đến để chiêm ngưỡng những rừng đào sai quả, tiện thể mua vài cân về làm quà.
***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI
**Xem thêm: Cam sành Hà Giang - trái cây đặc sản vùng đất địa cầu
2.Đặc điểm quả đào Mẫu sơn có gì khác biệt?
Mùa đông càng lạnh, nhiều băng giá thì đào Mẫu Sơn càng cho quả ngon. Do được tích tụ tinh túy của đất trời tự nhiên nên chúng có nhiều sự vượt trội hơn so với những quả đào trồng đại trà. Có thể tuy không lớn bằng, nhưng vị ngọt thanh và hương thoang thoảng đặc trưng.
Mỗi năm, quả đào chỉ cho thu hoạch một lần, mùa quả chỉ kéo dài trong khoảng 1 tháng nên để được thưởng thức quả đào Mẫu Sơn “chuẩn” không phải dễ dàng. Du khách đến Mẫu Sơn vào tháng 6,7 thì may ra mới có cơ hội.
Những quả đào mọng đỏ cả rừng núi, từ Đông Sơn sang Đông Chắn, Khuổi Cấp ( địa danh tại Mẫu Sơn) và trên lưng gù của những người dân bản ra chợ. Vẻ đẹp thuần khiết của nó như đôi má đỏ ửng của các thiếu nữ miền sơn cước. Nhìn thì chẳng nỡ ăn, mà ăn rồi lại một đời không quên.Có những người mua đào về chỉ để ngắm, để trong tủ quần áo cho thơm.
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, khi chín đo đỏ. Lớp lông tơ mềm mịn bao phủ bên ngoài. Cùi đào vô cùng giòn tan, chắc thịt nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, đào đang được nhân giống trông rộng rãi để người miền xuôi có cơ hội thưởng thức quả. Và vươn ra cả thị trường quốc tế.
3.Mẹ bầu ăn đào - lợi hay hại?
Đào là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, mẹ có thể ăn được khi mang thai.
Vitamin C có trong đào giúp cho răng, xương, da và mạch máu người mẹ cũng như em bé trong bụng phát triển tốt. Hơn nữa, thành phần này còn hỗ trợ hấp thu sắt từ thực phẩm - một loại vi chất vô cùng cần thiết trong suốt quá trình mẹ mang thai.
Đặc biệt, đào là loại quả giàu folate nên ngăn chặn được những dị tật về ống thần kinh, nứt đốt sống em bé. Kali còn giúp giảm co thắt, giảm mệt mỏi mà mẹ hay gặp trong khi mang thai. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng hỗ trợ tiêu hóa, giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn để tăng cường dưỡng chất.
Một số người cho rằng, mẹ bầu không nên ăn đào trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh sảy thai. Điều này là hoàn toàn không đúng bởi theo Đông y, đào phơi khô, sấy có vị hơi đắng, chua, tính bình chỉ huyết nên thường dùng cho những trường hợp động thai.
Trong cuốn sách “Những cây thuốc vị và vị thuốc thuốc Việt Nam”, có đề cập đến hạt đào, đào nhân dùng điều kinh, cầm máu cho phụ nữ sau sinh. Hay theo nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan, chất Ergotin trong đào cũng tác dụng vào mạch máu tử cung giúp mẹ cầm máu hiệu quả sau đẻ.
Dẫu vậy, đào tươi có tính nóng, nếu như mẹ ăn quá nhiều và ăn liên tục trong nhiều ngày thì có thể gây mệt mỏi, xuất huyết.
Cách ăn tốt nhất dành cho mẹ đó là chỉ nên ăn 1 quả/lần, khoảng 2-3 quả đào/tuần để có được chất dinh dưỡng tốt nhất. Kết hợp ăn cùng nhiều loại trái cây để bổ sung thêm dưỡng chất. Phần lông ở vỏ mẹ cũng tránh ăn bởi có thể gây ra dị ứng, ngứa họng. Tốt nhất là mẹ nên gọt vỏ khi ăn chứ không chỉ là rửa sạch thông thường.
Mẹ cũng nên chọn những quả đào đã chín hẳn, không ăn đào xanh. Khi ăn nếu cảm thấy không hợp hay không tốt cho sức khỏe thì nên dừng ăn và không ăn lại những lần sau.
**Xem thêm: Lê Đông Khê - đặc sản vùng núi rừng Cao Bằng nhất định phải ăn thử
4.Một số cách chế biến quả đào cho bé ăn dặm
Đào cực kỳ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều kali, beta carotene và vị ngọt nhẹ nên bé nào cũng thích. Em bé từ 6 tháng tuổi trở lên, bước vào độ tuổi ăn dặm thì mẹ hoàn toàn cho bé sử dụng được nhé.
- Cách loại bỏ lớp lông đào
Mẹ đun nước sôi, sau đó nhúng thật nhanh quả đào vào nồi nước đang sôi. Sau khoảng 30s thì vớt ra chậu nước đá lạnh. Mẹ có thể dùng tay bóc vỏ đào hoặc con dao sắc để gọt vỏ. Cách làm này đồng thời loại bỏ được chất bảo quản ( nếu có) để bé ăn uống tốt hơn.
- Cách chế biến đào
Mẹ hãy bổ đôi quả theo chiều dọc để lọc lấy thịt và bỏ hạt nhé. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay cho mịn. Có thể thêm chút nước lọc để có được độ loãng/đặc như ý muốn. Lúc này, mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 50ml/ngày thôi nhé. Khi bé được 10 tháng tuổi thì mẹ có thể nghiền cùng khoai tây hay một số loại trái cây khác. Đặc biệt, khi bé 3 tuổi, hàm răng đã hoàn thiện hơn thì mẹ có thể cho bé ăn đào trực tiếp. Nhưng chỉ ăn 1 quả/ngày, 2-3 ngày ăn 1 quả mẹ nhé. Việc ăn nhiều không những không tốt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Dưới đây là 1 số món ăn từ đào để đổi khẩu vị cho em bé. Mẹ bầu cũng có thể “bon chen” .
Mứt đào: Cách làm khá đơn giản, chỉ cần chần sơ qua với nước muối, sau đó ngâm vào nước đá trước khi xay nhuyễn. Tùy vào sở thích ăn ngọt của các bé mà mẹ có thể cho thêm đường. Nhớ thêm một ít nước cốt chanh để món mứt đào được thanh hơn nhé.
Sinh tố bơ đào: Vào mùa hè, mẹ có thể chế biến món ăn này cho em bé. Hương vị thơm ngon của đào hòa cùng vị ngậy của bơ, sữa tươi sẽ khiến bé thích thú cho mà xem. Mẹ nên chọn những quả đào chín để món ăn được mềm và không bị vón cục. Nếu muốn uống lạnh thì cho thêm chút đá, hay mẹ có thể cho thêm hạnh nhân làm topping cho món ăn thêm hấp dẫn.
Đào nướng cùng bơ và mật ong: Món ăn lạ miệng này sẽ chinh phục mọi em bé của mẹ. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần bật lò nướng lên, cho miếng đào đã cắt sẵn cùng bơ và mật ong vào nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 20 phút. Khi đã xong thì trộn các nguyên liệu với nhau, phết đều lên miếng đào và thưởng thức.
Nước đào: Mẹ nên chọn những quả đào chín tới, ruột vàng. Khi tách hạt thì cho đào vào thau nước muối để không bị thâm. Đường dùng để ngâm đào cũng nên chọn đường nâu cho đẹp mắt. Cho đào vào nước đường và nấu trong khoảng 15 phút, sau đó vớt đào ra rồi cho vào thau nước đá. Miếng đào sẽ ngon và hấp dẫn hơn. Khi nước đào đã nguội thì cho cùng đào vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần.
**Xem thêm: Na Chi Lăng - Đặc sản đến từ vùng đất Lạng Sơn
5. Đào Mẫu sơn chọn thế nào mới ngon?
Dựa vào hình dáng thì bạn nên chọn những quả có màu đỏ hồng chín tới.
Cầm quả đào lên và cảm nhận thêm về mùi hương của nó, đào ngon sẽ cho mùi thơm nhẹ, thanh mát. Tiếp đó, bạn ấn vào quả đào, xem có còn cứng giòn hay không. Bạn không nên chọn những quả đã mềm vì nó đã được thu hoạch từ lâu và không còn hấp dẫn.
Quả đào Mẫu Sơn có kích thước không to bằng đào Trung Quốc, chúng có nhiều lông và hình dáng cũng không được đẹp mắt bằng. Vị đào Mẫu Sơn hơi chua một chút chứ không ngọt hoàn toàn.
Do được ngâm hóa chất nên đào Trung Quốc có thể bảo quản lên tới 1 tháng trong tủ lạnh, thậm chí là lâu hơn. Còn đối với đào Mẫu Sơn thì chỉ khoảng được một tuần.
Một số quả đào mua về dù bên ngoài vẫn rắn chắc và có màu đỏ hồng đẹp, thực tế bên trong đã bị nát thì đó là đào kém chất lượng. Bạn không nên mua ở cơ sở này lần thứ 2.
6.Một số bài thuốc hay từ cây đào Mẫu Sơn
- Hoa đào
Sau khi hái hoa đào thì cần phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong túi chống ẩm hoặc lọ thủy tinh. Cần dùng thì bạn tán mịn, uống cùng với rượu hoặc nước ấm. Bạn cũng có thể bọc hoa ở trong vải xô rồi hãm cùng nước sôi. Mỗi ngày uống từ 20-30g hoa đào khô thì có thể trị được các bệnh phù thũng, sưng tấy, đau nhức ở các ngón chân, ngón tay. Những người thường xuyên bị ho, ho có đờm uống nước hoa đào cũng có thể làm thuyên giảm bệnh.
- Nhân hạt đào
Hạt đào có vị đắng, tính bình, ngọt. Nhân hạt đào sấy khô/ phơi khô giúp tăng cường hoạt huyết, trị các bệnh huyết ứ như bế kinh, người đau bụng kinh do máu kết thành cục. Bài thuốc dùng để sắc như sau: 4g xuyên khung, 6g hồng hoa, 6g đào nhân, xích thược 10g, đương quy 10g. Bạn uống liền trong vòng 2 tuần, lặp lại theo các chu kỳ kinh nguyệt đến khi máu lưu thông trở lại và hết các triệu chứng trên.
- Quả đào
Bạn cũng phơi hoặc sấy khô quả đào để bốc thuốc. Quả theo đông y có tính bình, đắng và hơi chua nên có thể dùng cho các trường hợp người bệnh đổ mồ hôi trộm, động huyết, di tinh thổ huyết. Dùng khi bà bầu động thai ra máu với bài thuốc như sau: sao 1 quả đào đến khi quả khô và vỏ quả màu đen toàn bộ, sau đó tán nhuyễn thành bột và pha với nước ấm để uống.
- Rễ đào Mẫu Sơn
Bạn chọn rễ đào to, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Tiếp đó sao vàng hạ thổ, sắc nước uống để trị bệnh da vàng, nôn ra máu, kinh nguyệt không đều, hay chảy máu cam. Hoặc kết hợp cùng một số vị thuốc khác như ngưu tất 12g, mã tiên thảo 6g, rễ đào 6g, rễ ngưu bàng 6g. Mỗi ngày uống 1 thang, trước bữa ăn sẽ cho hiệu quả chỉ sau vài ngày.
- Lá đào
Lá cây đào tươi vò nát, nấu nước tắm cho cho em bé khỏi rôm sảy trong mùa hè, hay người trưởng thành dễ bị nóng trong. Ngoài ra, dùng từ 30-50g lá tươi sắc uống có thể trị được bệnh sốt rét.